Việc làm chủ, phát triển công nghệ cao (CNC), ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm… Đây là hiệu quả nổi bật trong các dự án phát triển công nghiệp CNC đã được Bộ Công Thương triển khai hỗ trợ doanh nghiệp (DN).
Các nhà khoa học vật liệu có thể góp phần làm giảm thiểu tác hại của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là trong bối cảnh cần phải mất nhiều tháng mới có vaccine như hiện nay, bằng cách giúp hiểu được cơ chế lây lan, phun hóa chất khử trùng, bảo quản vaccine cho đến sản xuất khẩu trang.
Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè xanh tại Công ty cổ phần Trà Than Uyên, dự án sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực tự động hóa.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có xu hướng tăng mạnh. Đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển ngành CNHT tỉnh Phú Thọ.
Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra tại Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) đến năm 2030 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến góp ý.
Nhờ đầu tư, đổi mới công nghệ máy may theo hướng tự động hóa, năng suất tại dây chuyền may của Công ty Cổ phần Tổng công ty May Đồng Nai (Donagamex) đã tăng lên gấp 4 lần,
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Đây là đề tài Bộ Công Thương giao Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô thực hiện năm 2018, thuộc Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
Năm 2017, Bộ Công Thương giao Công ty CP Giấy Vạn Điểm phối hợp Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”.
Với trọng lượng 38 kg và sẽ còn tiếp tục được cải tiến, dễ dàng tháo lắp, thay thế thiết bị, cánh tay Robot công nghiệp 6 bậc tự do (Robot SM6) rất thích hợp cho các nhà máy, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp (SXCN) trong bối cảnh dịch Covid -19 có tác động tiêu cực.
Thế hệ nhà xưởng công nghệ 4.0 kết hợp giữa nhà xưởng, nhà kho xây sẵn cùng công nghệ 4.0 nhằm quản lý tối ưu, vận hành hiệu quả mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn xanh.
Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013.
Thông tư số 45/2015/TT-BCT quy định quản lý Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Từ khi hình thành và bắt đầu sản xuất hóa chất vô cơ quy mô lớn vào giữa thế kỷ 18, công nghiệp hóa chất thế giới đã trải qua một chặng đường dài với nhiều bước thăng trầm.