Trong lĩnh vực sản xuất-kinh doanh khoáng sản, hóa chất và điện lực, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nghiên cứu áp dụng trên 2.838 giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng đổi mới công nghệ trong sản xuất, mang lại giá trị làm lợi trên 258 tỷ đồng/năm.
Sau gần 7 năm thực hiện, các Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là cơ khí – tự động hóa.
Ngày 29/8/2019, tại Diễn đàn Công Nghệ 2019 - Tech Summit 2019 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong nước và khu vực đã cùng trao đổi và thảo luận về xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và tác động của nó đến việc chuyển đổi kinh doanh tại Việt Nam, cũng như chia sẻ kinh nghiệm thành công từ các startup Việt trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành công nghiệp lượng tử sẽ thống trị tương lai với sự ra đời của mạng thông tin liên lạc lượng tử có khả năng bảo mật gần như tuyệt đối, các cảm biến lượng tử với độ nhạy và chính xác siêu cao, các siêu máy tính lượng tử… Công nghệ lượng tử cũng sẽ nắm giữ chìa khóa của internet vạn vật (IoT) hay trí tuệ nhân tạo (AI)… Đó không phải là một tương lai xa xôi mà chúng đang hiện hữu trước mặt. Những ứng dụng thương mại đầu tiên đã bắt đầu và các ông lớn công nghệ đang dấn thân vào cuộc đua chiếm
Ngành sản xuất khuôn mẫu ở Việt Nam mới chủ yếu phục vụ trong các ngành công nghiệp tiêu dùng, chưa được ứng dụng để chế tạo linh kiện giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô vì còn gặp khó khăn về sản lượng và hạn chế về năng lực công nghệ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo nên cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Một trong các giải pháp để chủ động, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường quản lý nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
Cho đến nay, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó có 153 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được tập trung hoàn thiện, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn để KH&CN thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành Công Thương.
Trong giai đoạn 2015-2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, phê duyệt 15 dự án phát triển công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và truyền thông và công nghệ tự động hóa. Những nhiệm vụ được phê duyệt trên cơ sở bám sát mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những phương pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và giành được vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, nhà nước và doanh nghiệp (DN) cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho KH&CN và ưu tiên tương xứng.
Trong ngành sản xuất, xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay, việc đầu tư công nghệ cao từ các nước Liên minh châu Âu (EU) được cho là một lợi thế giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Báo Công Thương đã trao đổi với ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean về kinh nghiệm trong việc đầu tư trên.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi số.
Các công bố của Thanh tra Chính phủ liên quan đến Khu Công nghệ cao (CNC) TPHCM có tác động không nhỏ đến hình ảnh khu này, song đây là việc cần thiết, nhất là giải quyết các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng Khu CNC trước đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam hội tụ mọi yếu tố để TTI tin tưởng đầu tư “cứ điểm” sản xuất chiến lược và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) để xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường quốc tế.
Sáng 7-8, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, từ tháng 8-2019, khách hàng của Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) có cơ hội trải nghiệm công nghệ 5G.
Mới đây, tại Nhật Bản, đã diễn ra hội thảo công nghệ AI và blockchain cho người Việt (Viet Tech Day Tokyo 2019) với hai chủ đề chính là Trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt đối mặt chính là năng lực cạnh tranh suy giảm do năng suất lao động thấp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải ứng dụng công nghệ 4.0 gia tăng năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế phát triển theo xu hướng số hóa.
Phát triển công nghiệp (CN) là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố (TP) Đà Nẵng. Đặc biệt, trong chặng đường 20 năm từ khi Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương (1997-2017), kinh tế CN của TP có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có những bước phát triển mang tính bứt phá mạnh mẽ. Sản lượng, năng suất tăng, thu nhập người lao động tăng, trong khi bộ máy được tinh gọn, tổng số lao động giảm. Đâu là giải pháp để TKV làm được điều đó? Câu trả lời khá đơn giản: TKV đã tái cơ cấu đúng hướng, mà điểm mấu chốt chính là ở quá trình tái cơ cấu công nghệ sản xuất một cách hiệu quả.