Thứ sáu, 26/04/2024 | 06:16 - GMT+7

Ứng dụng công nghệ IoT trong trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum)

Hiện nay, ứng dụng công nghệ IoT ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ.

07/04/2023 - 14:54
Công nghệ này sẽ giúp theo dõi và điều khiển các thông số nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng và nồng độ khí CO2 trong nhà nấm, đảm bảo cho nấm được phát triển trong điều kiện phù hợp nhất mà không cần tác động của con người. Do đó, áp dụng công nghệ IoT vào việc nuôi trồng nấm là một hướng phát triển rất đáng quan tâm.
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) thuộc họ Ganodermataceae, còn có tên gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, xích chi, nấm lim,... Hiện nay, nấm linh chi được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Nhiều sản phẩm nấm linh chi có mặt trên thị trường và được nhiều người sử dụng dưới dạng bột, trà và thực phẩm chức năng. Nấm linh chi ngày càng được ưa chuộng. Mô hình nuôi trồng loại nấm này cần được nhân rộng và phổ biến. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nuôi trồng nhân tạo nấm linh chi bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, ánh sáng, pH. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm Linh chi giai đoạn nuôi sợi: từ 20 – 30oC; giai đoạn quả thể: từ 22 – 28oC. Các loài nấm Linh chi có thể trồng khắp các miền đất nước ta từ Bắc chí Nam. Độ ẩm thích hợp: độ ẩm cơ chất: 60 – 65%; độ ẩm không khí: 80 – 95%. Độ thông thoáng: trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt. Nấm linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu (pH từ 5,5 - 7). Ánh sáng: giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng; giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía. Ánh sáng có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành cơ quan sinh sản của nấm Linh chi. Ánh sáng là điều kiện đủ để cơ quan sinh sản biệt hóa và tăng trưởng thành quả thể hoàn chỉnh. Nếu không có ánh sáng, nấm này không thể hoàn tất chu trình sống. Nghiên cứu cho thấy, cường độ ánh sáng tối ưu cho tăng trưởng là khoảng 800 lux.
Hình 1. Nhà trồng được gắn các thiết bị theo dõi với công nghệ IOT
 Hiện nay, ứng dụng công nghệ IoT ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ. Công nghệ IoT nhằm mục đích xây dựng một hệ thống mạng mà mỗi đối tượng trong hệ thống được kết nối với nhau. Dữ liệu cảm biến môi trường được thu thập chẳng hạn như độ ẩm, nhiệt độ, chất lượng không khí và ánh sáng có thể được phân tích để đưa ra quyết định tốt hơn. Do đó, áp dụng công nghệ IoT vào việc nuôi trồng nấm là một hướng phát triển rất đáng quan tâm. Công nghệ này sẽ giúp theo dõi và điều khiển các thông số nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng và nồng độ khí CO2 trong nhà nấm, đảm bảo cho nấm được phát triển trong điều kiện phù hợp nhất mà không cần tác động của con người.
Hình 2. Hệ thống theo dõi IOT trên điện thoại thông minh
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, đã thử nghiệm công nghệ IoT trong nuôi trồng nấm linh chi quy mô 5000 bịch phôi/vụ và mang lại kết quả khả quan. Tỷ lệ bịch phôi nhiễm là 2% giảm 1,5% so với nhà trồng thông thường. Nấm linh chi được trồng trong nhà trồng IoT có năng suất trung bình đạt 28g/tai nấm, tăng 15%, diện tích tai nấm trung bình đạt 63 cm2, tăng 20% so với quả thể nấm linh chi được trồng trong nhà trồng thông thường. Độ dày của quả thể nấm không khác biệt giữa nhà trồng IoT và nhà trồng truyền thống.
Hình 3. Nấm Linh chi trong nhà trồng lắp đặt hệ thống IoT
So với mô hình trồng nấm linh chi thông thường, mô hình trồng nấm linh chi áp dụng công nghệ IoT mặc dù tổng chi (chi phí lắp đặt hệ thống, bảo trì hệ thống, duy trì mạng internet) cao hơn 4 - 5% so với mô hình thông thường, tuy nhiên năng suất tăng khoảng 12% -18% so, lợi nhuận tăng từ 20-22%/vụ. Với những kết quả mô hình đạt được đã cho thấy trồng nấm linh chi áp dụng công nghệ IoT góp phần giảm công lao động, tăng năng suất nấm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng nấm linh chi.
Theo http://ahtp.hochiminhcity.gov.vn/

Cùng chuyên mục

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

22/04/2024 - 08:40

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 0
  • 6
  • 6
  • 4