Thứ sáu, 19/04/2024 | 20:05 - GMT+7

“Người dân Hậu Giang tham gia chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”

Đây là chủ đề của các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 của tỉnh Hậu Giang.

13/10/2022 - 12:27
Cụ thể, các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia của tỉn Hậu Giang sẽ tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại.
Phát biểu tại lễ phát động chương trình hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10/2022 vừa được Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang tổ chức, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, vấn đề quan trọng trong chuyển đổi số của tỉnh chính là xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức về chuyển đổi số của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, cho đến cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân, bởi vì "Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ”.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, phát biểu khai mạc tại lễ phát động. (Ảnh: Báo Hậu Giang)
Ông Thanh cho biết, kết quả tích cực bước đầu của quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh thể hiện ở một số kết quả nổi bật như: hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ cho chính quyền số cơ bản đáp ứng. Kinh tế số, xã hội số của tỉnh bắt đầu được hình thành. Tỉnh đã từng bước hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các hợp tác xã đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của các địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Tuy nhiên, theo ông Thanh, bên cạnh kết quả bước đầu đạt được, quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều khó khăn như: khả năng tiếp cận chuyển đổi số của cán bộ, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với quy mô đầu tư cho hạ tầng, nền tảng số. Việc xây dựng và hoàn thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn rất hạn chế và rời rạc như: tài nguyên môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đề nghị, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh. Phải xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; trong đó lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, là chủ thể quan trọng nhất, là mục tiêu, yêu cầu, động lực và là đối tượng chính thụ hưởng thành quả của quá trình chuyển đổi số.
Ngoài ra, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân về chuyển đổi số. Nghiên cứu, có cơ chế thu hút, mời các chuyên gia công nghệ trong và ngoài tỉnh, tham gia tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số cấp tỉnh; nghiên cứu đề xuất thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh.
Năm 2021 Hậu Giang đạt thứ 17/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số, tăng 11 bậc so với năm 2020. Cải thiện nhiều nhất là chỉ số về hoạt động chính quyền số xếp thứ 6/63 nhân lực số. 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 520 tổ công nghệ số cộng đồng tại ấp, khu vực, với 3.740 thành viên tham gia hỗ trợ cài app Hậu Giang, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt... 
Bích Phương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 6
  • 2
  • 5
  • 9