Thứ năm, 28/03/2024 | 17:37 - GMT+7

Nghiệm thu nhiệm vụ chế tạo tấm lọc xử lý hơi khí độc bằng carbon nano

Kết quả của nhiệm vụ là đã làm chủ công nghệ chế tạo tấm lọc khí độc bằng hỗn hợp carbon nano, hướng đến sản xuất trong nước các thiết bị hấp phụ khí độc và mặt nạ phòng hóa.

17/03/2023 - 15:57
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu công nghệ chế tạo tấm lọc xử lý hơi khí độc bằng carbon nano ứng dụng trong mặt nạ phòng hóa”.
Báo cáo tại buổi nghiệm thu, PGS. TS. Lê Anh Kiên cho biết, trong hỏa hoạn và sự cố hóa chất, khói và khí độc phát sinh từ các đám cháy là nguyên nhân chính, chiếm hơn 90% nguyên nhân gây tử vong. Hiện nay, mặt nạ phòng hóa có tác dụng hấp phụ khí độc hiệu quả trên thị trường có kết cấu phức tạp, chưa được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động dân sinh.
Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã tiến hành nghiên cứu tổng quan ứng dụng hấp phụ khí độc của CNT (carbon natotube) và CA (carbon aerogel). Đây là các loại vật liệu lọc có khối lượng riêng nhỏ, diện tích bề mặt riêng lớn, dung lượng hấp phụ cao, kích thước lỗ nhỏ (cỡ nano), có khả năng kháng nước, kháng ẩm, dầu và kháng khuẩn.
Trên cơ sở tổng quan các kỹ thuật chế tạo chế tạo tấm lọc khí độc chứa carbon nano kết hợp vải không dệt, nhóm thực hiện nhận xét chất hấp phụ (carbon nano) được cố định trong cấu trúc không dệt theo phương pháp: (1) có các liên kết vật lý giữa chất hấp phụ và sợi, (2) chất hấp phụ bị cuốn cơ học vào trong cấu trúc (dạng phun áp suất cao hoặc tĩnh điện), hoặc (3) kết hợp cả hai. Để đảm bảo liên kết của vật liệu hấp phụ và sợi cũng như giữ được các tính chất hấp phụ, diện tích bề mặt riêng và lỗ xốp thì cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Phương pháp trộn vật liệu hấp phụ với chất kết dính rồi phủ lên tấm vải không dệt cho phép tạo ra liên kết bền chặt và tăng cơ tính của vật liệu tổng hợp. Tuy nhiên, việc dùng các chất kết dính làm giảm diện tích bề mặt riêng cũng như che phủ các lỗ xốp làm giảm khả năng hấp phụ. Do đó, vật liệu tổng hợp cần được hoạt hóa lại bề mặt để tăng diện tích bề mặt riêng cũng như mở thông các lỗ xốp.
Sau đó, nhóm thực hiện chế tạo thử nghiệm các tấm lọc phủ hỗn hợp nano carbon (CNT và CA) kết hợp vải không dệt, rồi tiến hành đánh giá khả năng ứng dụng hấp phụ hơi khí độc. Kết quả cho thấy vật liệu của tấm lọc đáp ứng được các yêu cầu về độ thoáng khí, thời gian bảo vệ. Hơn thế, vật liệu CA còn có thể thay thế than hoạt tính trong hộp lọc MV5.
Theo https://cesti.gov.vn/

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 0
  • 1
  • 0
  • 0
  • 1