Thứ sáu, 19/04/2024 | 05:15 - GMT+7

Đồng Nai thúc đẩy nền kinh tế số

Trong xu thế phát triển mới, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa, phát triển kinh tế số không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên toàn thế giới. Để phù hợp xu thế phát triển cũng như nắm bắt cơ hội, tận dụng tiềm năng, Đồng Nai cũng đang nỗ lực thúc đẩy, chuyển đổi hướng đến nền kinh tế số.

10/03/2023 - 09:05
Theo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh (DTI) năm 2020, được Bộ TT-TT công bố vào năm 2021, Đồng Nai xếp thứ 20, ở mức trung bình của cả nước. Trong đó, trụ cột chính quyền số, Đồng Nai xếp thứ 25. Thứ hạng của tỉnh ở 2 trụ cột kinh tế số và xã hội số lần lượt là 29 và 16.
Để thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế, Đồng Nai đặt mục tiêu có tên trong nhóm 10 hạng đầu về chuyển đổi số trong cả nước. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các bước trong chuyển đổi số ở hầu hết các lĩnh vực từ quản lý nhà nước đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Các sở, ngành, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính để đơn giản, rút ngắn thời gian, chi phí cho người dân, DN. Các DN tại Đồng Nai cũng có kế hoạch chuyển đổi số bắt đầu từ việc chuyển đổi máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa nhiều khâu trong sản xuất, giảm sức lao động nhưng vẫn tăng được sản lượng hàng hóa, đảm bảo chất lượng.
Các doanh nghiệp ngành gỗ tìm hiểu công nghệ mới cho sản xuất
Trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), Đồng Nai được đánh giá là một trong những địa phương năng động, nhất là sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021 do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) công bố, chỉ số TMĐT của Đồng Nai trong năm vừa qua xếp hạng thứ 5 toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm trước đó. Chỉ số này của Đồng Nai đứng sau các địa phương: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT - EcomViet (Cục TMĐT và kinh tế số, Bộ Công thương) nhận định, lợi thế lớn của Đồng Nai là trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm công nghiệp thế mạnh. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động giao thương trên môi trường trực tuyến ngày càng phát triển, lượng hàng hóa đa dạng, dồi dào hơn. Thực tế cho thấy, hoạt động bán lẻ trực tuyến thông qua các sàn TMĐT của Đồng Nai tăng trưởng khá trong những năm gần đây. Đồng Nai có doanh số bán lẻ trực tuyến tương đối cao so với các tỉnh, thành khác. Đơn cử, theo thống kê khảo sát của EcomViet, trên Shopee, sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay, doanh số bán hàng từ địa bàn Đồng Nai đi các tỉnh, thành khác và cả xuất khẩu đạt hơn 220 tỷ đồng với khoảng 2,5 triệu sản phẩm được bán ra trong vòng 1 năm vừa qua…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh, trong thời gian tới, ngành Công thương cần tập trung phối hợp mời gọi các dự án đầu tư vào các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại, dịch vụ logistics; tập trung đổi mới cách thức tổ chức chương trình xúc tiến thương mại theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Cùng với chính sách chung của tỉnh, các DN tại Đồng Nai cũng có kế hoạch chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai Lê Xuân Quân, gỗ là một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Ngành gỗ Đồng Nai đang hướng tới xây dựng thương hiệu riêng của mình, kéo thế giới gỗ về Đồng Nai. Sắp tới, sẽ có một sàn TMĐT dành cho ngành gỗ để các DN trong và ngoài tỉnh có thêm cơ hội hợp tác, làm ăn.
Theo Báo Đồng Nai

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 0
  • 1
  • 7
  • 2