Thứ bảy, 20/04/2024 | 02:24 - GMT+7

Bình Dương phát triển khoa học công nghệ và đối mới sáng tạo phục vụ phát triển đô thị thông minh

Ngày 25 tháng 3 năm 2022, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chương trình Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) phục vụ phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040​ (Chương trình).

19/04/2022 - 13:24
Bên cạnh tiếp tục duy trì giữ vững danh hiệu Top 21 của tổ chức uy tín Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF), đưa Bình Dương vào Top 7 tổ chức này, Chương trình còn hướng đến các mục tiêu cụ thể như: Nâng cao tỉ lệ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố tổng hợp (TFP) khoảng 45% (năm 2025), trên 50% (năm 2030), tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trên 20%/năm, phấn đấu tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 7% (năm 2025), trên 7,5% (năm 2030). Bên cạnh đó, gia tăng số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học và công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo so với năm 2020. Đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%. Đồng thời, phấn đấu gia tăng tỷ lệ các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, phấn đấu đưa Bình Dương trở thành một trong những thành phố ứng dụng chuyển đổi số thành công trong cả nước.
Bình Dương phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%. (Ảnh: cand.com.vn)
Để đạt được các mục tiêu kể trên, Chương trình đề ra tám nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ đẩy mạnh phối hợp thực hiện tốt cơ chế hợp tác công tư nhằm huy động mọi nguồn lực từ xã hội và doanh nghiệp đầu tư cho phát triển KHCN&ĐMST. 
Phát triển một số lĩnh vực KHCN có thế mạnh và có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh: nông nghiệp công nghệ cao, sinh học, công nghệ số, công nghệ thông tin, sinh học, môi trường, phát triển những sản phẩm riêng, thương hiệu Bình Dương, sản phẩm theo chuỗi giá trị.... hướng tới đạt trình độ quốc tế, khuyến khích phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. 
Tập trung đề xuất các hoạt động nghiên cứu phát triển chuyển đối số đối với một số lĩnh vực của tỉnh: y tế, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao,sản xuất công nghiệp và logistics, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, quy hoạch và quản lý đô thị, nông nghiệp, văn hoá và du lịch, năng lượng.

Bên cạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Chương trình cũng đặt ra nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thúc đẩy phát triển KHCN&ĐMST. Cụ thể, đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội. Đầu tư một số kênh truyền hình, ấn phẩm, kênh truyền thông xã hội chuyên đề để thúc đẩy xã hội đầu tư KHCN&ĐMST. Phát triển hạ tầng kết nối số, xây dựng các trung tâm dữ liệu, các cồng thông tin và các cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ, đôi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn sáng chế, công nghệ cẩn đối mới, chuyển giao; kết nối mạng thông tin KHCN&ĐMST tới các đầu mối thông tin tại các địa phương, các bộ ngành và duy trì đường truyền quốc tế kết nối với các tổ chức đào tạo trên thế giới. Đẩy mạnh hoạt động thông tin KHCN&ĐMST phục vụ doanh nghiệp, viện trường. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn công nghệ, thiết bị trong nước và quốc tế, hệ thống các giải pháp phát triến thương mại điện tử. Xây dựng và phát triển Techmart ảo, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị trong nước và quốc tế phục vụ doanh nghiệp tỉnh.
Đổi mới hệ thống thông tin KHCN&ĐMST trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư và chuyển đồi số quốc gia, hướng tới nhu cầu người dùng, nâng cao sự thuận tiện, hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triến và quản lý KHCN&ĐMST, sản xuất kinh doanh và đời sống. Cập nhật, xử lý, tổng hợp thông tin KHCN&ĐMST phục vụ các đối tượng khác nhau trong xã hội, như: viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tô chức khác.
Nghiên cứu định hướng, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế triển khai phát triển thành phố thông minh Bình Dương: Mô hình 5 lớp (Qui hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, giao thông; Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; Phát triển toàn diện, cân bằng nền kinh tế; Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0, Chính phủ số, Kinh tế xã hội số, thương mại điện tử; Phát triển và thu hút nguồn nhân lực); Các tiêu chí đánh giá của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới ICF (Nguồn nhân lực tri thức; nền tảng băng thông rộng; nền tảng phát triển công nghệ số; chính sách đồi mới sáng tạo; môi trường phát triển bền vững; sự ủng hộ tích cực của cộng đồng).
Hình thành các giải thưởng dành cho hoạt động ĐMST, cho doanh nghiệp có hoạt động ĐMST,... để tôn vinh doanh nghiệp, các đối tượng thuộc khu vực khác (về ĐMST, doanh nghiệp hoạt động KH&CN, sáng chế). Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, vườn ươm, khu làm việc chung để nâng cao giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh.
Cùng với các nhiệm vụ kể trên, Chương trình sẽ triển khai một số nhiệm vụ khác như: phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; khoa học, công nghệ và đối mới sáng tạo phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế; hệ thống đổi mới sáng tạo; năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và Vùng đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, tồng hợp tình hình thực hiện Chương trình của các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình trong tỉnh vào cuối năm 2025 và tổng kết vào cuối năm 2030.
Xem toàn bộ Chương trình TẠI ĐÂY.
Bích Phương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 9
  • 0
  • 7
  • 4