Thứ năm, 28/03/2024 | 22:32 - GMT+7

Việt Nam thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ 6G

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin di động 6G.

28/02/2022 - 14:27
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ làm trưởng ban chỉ đạo, Thứ trưởng Phạm Đức Long làm phó trưởng ban. Các thành viên khác là lãnh đạo các đơn vị liên quan và lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone...
Theo quyết định của Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông là đơn vị thường trực ban chỉ đạo, có trách nhiệm giúp ban chỉ đạo điều phối hoạt động của ban chỉ đạo theo kế hoạch đề ra, đồng thời bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của ban chỉ đạo.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển về tiêu chuẩn, ứng dụng, an toàn thông tin, sản xuất và thương mại hóa thiết bị, dịch vụ thông tin di động 6G tại Việt Nam
Cùng với đó, nghiên cứu đóng góp vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong hoạt động nghiên cứu, phát triển tiêu chuẩn công nghệ thông tin di động 6G trên cơ sở hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất thiết bị và triển khai thương mại dịch vụ thông tin di động 6G của doanh nghiệp Việt Nam.
Ảnh minh hoạ
Ban chỉ đạo cũng có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình nghiên cứu, phát triển về tiêu chuẩn, sản xuất và thương mại hóa thiết bị, dịch vụ thông tin di động 6G của các tổ chức quốc tế, các quốc gia tiên tiến trên thế giới; kết hợp nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển của thị trường viễn thông trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở đó, đề ra lộ trình nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị 6G, lộ trình thử nghiệm và thương mại hóa dịch vụ 6G; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và thương mại hóa thiết bị, dịch vụ 6G.
6G là một chuẩn kết nối tiếp bước thế hệ mạng 5G. Giới chuyên môn dự đoán, mạng 6G khi ra mắt sẽ tạo sự bùng nổ và mang lại một loại hình Internet hoàn toàn mới giúp con người chạm tay gần hơn vào thế giới ảo. Trong khi tốc độ mạng 5G đạt tới 20 Gbps, thì mạng 6G hướng tới tốc độ Tegabit (Tbps) nhanh hơn vài trăm đến vài nghìn lần mạng 5G.
Theo chu kỳ, mỗi thế hệ mạng mới thường được triển khai sau 10 năm và 6G được dự đoán sẽ khai thác thương mại vào năm 2030. Một số dự đoán tầm nhìn mạng 6G hy vọng việc hoàn thành tiêu chuẩn 6G và đưa vào thương mại hóa sớm nhất vào đầu năm 2028, trong khi thương mại hóa hàng loạt có thể xảy ra vào năm 2030. Con người và máy móc sẽ là đối tượng dùng chính của mạng 6G và được đặc trưng bởi việc cung cấp các dịch vụ tiên tiến như thực tế mở rộng, hình ba chiều di động có độ chính xác cao và bản sao kỹ thuật số…
Mạng 6G hứa hẹn sẽ số hoá và kết nối toàn thế giới. Những nước đã sẵn sàng cho nghiên cứu triển khai công nghệ mạng 6G như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan, châu Âu... Nhiều hãng đang tăng tốc phát triển công nghệ nhằm chiếm thế tiên phong trong việc xác định các tiêu chuẩn của mạng 6G. Cuộc đua phát triển 6G cũng đã được khởi động với những cái tên Samsung và Huawei...
Theo: VietQ.vn

Tag:

Cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh vào các KCN Hà Nội

28/03/2024 - 08:32

Tại Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” được tổ chức ngày 26/3 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (HIZA) đã chia sẻ một số giải pháp thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh, công nghiệp điện tử bán dẫn vào các KCN Hà Nội.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 0
  • 3
  • 5
  • 7
  • 9