Thứ sáu, 19/04/2024 | 08:29 - GMT+7

Chuyển đổi số trong ngành thép để phát triển bền vững

Nhờ đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, những doanh nghiệp trong ngành thép có thể vận hành một cách trơn tru quy trình của mình.

16/08/2021 - 09:23
Ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, ngành cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Tuy nhiên, nhắc đến ngành thép dường như là nhắc đến sự "nặng nề" trong quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh với hàng nghìn lao động và những thiết bị khổng lồ.Thế nhưng, nhờ đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, những doanh nghiệp trong ngành này lại có thể vận hành một cách trơn tru quy trình của mình.

Điển hình, FPT đã số hoá 90% quy trình của nhà máy thép Nippon Steel.

Với akaMES, toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà máy của NPV đều được số hóa. Từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến khâu cuối cùng là xuất hàng thành phẩm được số hóa, đồng bộ dữ liệu và kết nối giữa các phòng ban, kết nối với kế hoạch sản xuất chung.

Với akaMES, toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà máy của NPV đều được số hóa
Điểm nổi bật của hệ thống là sự kết hợp với thiết bị di động cầm tay, giúp bảo trì và nâng cấp dễ dàng. Dữ liệu được ghi nhận bằng quét mã QR và đồng bộ trực tiếp, đánh dấu tọa độ vị trí, giảm thiểu sai sót, minh bạch giữa các bộ phận và cho phép nhân sự các cấp chủ động sắp xếp công việc.

akaMES nằm trong hệ sinh thái các giải pháp, sản phẩm “made by FPT”, giúp doanh nghiệp, tổ chức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực. akaMES giúp khách hàng giải quyết 3 vấn đề cốt lõi trong sản xuất: Quản lý sản xuất theo thời gian thực; tích hợp dữ liệu và hiển thị KPIs tính toán chi phí sản xuất theo từng dây chuyền.

Song song, tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành. Hòa Phát lựa chọn Tập đoàn Công nghệ CMC là đối tác chiến lược, tư vấn lộ trình trong giai đoạn 5 năm tới.
Tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành. Ảnh: https://vneconomy.vn/​

Dây chuyền sản xuất tại công ty Tôn Hòa Phát. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Chuyển đổi số giúp Hòa Phát thay đổi mô hình quản trị Công nghệ thông tin theo hướng tinh gọn hiệu quả và đảm bảo các mục tiêu chiến lược. Quy trình cũng được minh bạch hóa và kết nối khoa học với chuỗi cung ứng logistic toàn cầu. Nội bộ tập đoàn này hướng đến tự động hóa và quản trị vận hành chuyên nghiệp bằng dữ liệu.

Cũng là một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường thép, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thép Miền Nam thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số vào điều hành sản xuất kinh doanh.

Đơn vị đã chính thức triển khai xây dựng phần mềm quản lý ROSY với các module cơ bản như quản lý vật tư-phụ tùng; quản lý mua hàng; quản lý bán hàng và công nợ phải thu; quản lý tài chính kế toán-quản lý tài sản-tính giá thành; báo cáo...

Ông Nguyễn Nguyên Ngọc, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thép Miền Nam-VNSteel cho hay việc ứng dụng phần mềm quản lý ROSY đã giúp công ty kiểm soát hiệu quả các nguồn lực, là công cụ quản lý. Đó là: cho phép người sử dụng truy cập nguồn dữ liệu của công ty nhanh chóng, an toàn, ổn định theo phân quyền sử dụng dữ liệu và loại dữ liệu nào được phép sử dụng trong phạm vi quyền hạn được phân công.

Cùng với việc sử dụng phần mềm ERP ROSY, Công ty Thép Miền Nam cũng đã chính thức vận hành Văn phòng số, giúp cho người lao động có thể điều hành và quản lý từ xa, mọi lúc mọi nơi; quản lý các công việc đã giao một cách rõ ràng, minh bạch; nắm bắt đầy đủ thông tin, đưa ra quyết định chính xác; tạo môi trường công việc dân chủ, trao đổi công khai… Đồng thời, dễ dàng quản lý, tra cứu, tìm kiếm văn bản.

Có thể thấy, chuyển đổi số đòi hỏi quyết tâm lớn từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng người lao động. Ngoài triển khai hệ thống số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất trong quản lý điều hành toàn hệ thống cần chuyển đổi về tư duy làm việc và quản trị. Doanh nghiệp cũng cần có những đối tác đồng hành là nhà cung cấp giải pháp công nghệ thấu hiểu nghiệp vụ ngành và có hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số để tư vấn, triển khai chuyển đổi thành công.
Hà Trần
 
 

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 1
  • 5
  • 1
  • 2