Thứ năm, 28/03/2024 | 22:37 - GMT+7

Nhu cầu cấp thiết và cơn sốt chip bán dẫn trên toàn cầu

Chip bán dẫn có mặt ở khắp mọi nơi, nếu không có chúng, rất nhiều sản phẩm sẽ không hoạt động. Điều này đã được chứng minh bởi ngành công nghiệp ô tô, nơi các nhà sản xuất ô tô buộc phải ngừng sản xuất do tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu.

09/08/2021 - 10:15
Năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được dự đoán sẽ nối đà của năm 2020 và tiếp tục tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia cho rằng, dưới tác động của dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại dẫn đến việc tăng lượng đặt trước tấm wafer thì việc phát triển nhanh các tiến trình công nghệ tiên tiến 7nm và 5nm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của điện thoại thông minh 5G, máy trò chơi và bộ xử lý đồ họa (GPU) trong các máy chủ đám mây sẽ kéo theo sự tăng trưởng của ngành đúc bán dẫn trên toàn cầu.
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong mọi sản phẩm điện tử, dù là một chiếc điều khiển TV đơn giản hay một siêu máy tính được sử dụng trong mô phỏng các hình thái thời tiết. Nguồn cung chip không thể được bật - tắt bằng một công tắc bởi các nhà máy sản xuất vi mạch trị giá hàng tỷ USD được thiết kế để hoạt động 24/7, 365 ngày một năm. Việc thay đổi dây chuyền sản xuất cho một mẫu chip mới có thể mất từ vài tuần đến vài tháng, chưa kể việc bổ sung năng lực chế tạo wafer mới khiến nhà sản xuất mất hàng năm và tiêu tốn hàng tỷ USD.
 
Chip bán dẫn có mặt ở khắp mọi nơi, nếu không có chúng, rất nhiều sản phẩm sẽ không hoạt động. Điều này đã được chứng minh bởi ngành công nghiệp ô tô, nơi các nhà sản xuất ô tô buộc phải ngừng sản xuất do tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu. Một số báo cáo cho biết tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến năm 2023.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ông Timothy Uy, Phó Giám đốc công ty Moody’s Analytics giải thích rằng, nguồn cung mới không thể được tạo ra ngay lập tức và đôi khi, có thể mất nhiều năm để có nguồn cung mới vì các nhà máy cần được xây dựng và trang bị công nghệ thích hợp.

Tuy nhiên, ông Timothy Uy cũng cho rằng, sẽ có rất nhiều nguồn cung mới ra đời khi các nhà sản xuất chip lớn trên thế giới như TSMC, UMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc đang đầu tư vốn để xây dựng các nhà máy sản xuất mới.

TSMC, công ty đang sản xuất khoảng 80% chip vi điều khiển trên ôtô, cho biết sẽ đầu tư 2,87 tỷ USD để mở rộng công suất tại nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc. Dự án mở rộng này nằm trong kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD của TSMC ba năm tới, được công bố trong cuộc họp với các nhà phân tích tháng trước.

Nhà sản xuất chip ở châu Âu NXP Semiconductors, chuyên cung cấp vi mạch cho hãng phụ tùng ôtô cấp một như Bosch, cho biết đang làm việc trực tiếp với các công ty để tìm hiểu tình hình nhu cầu trong tương lai. CEO NXP Kurt Sievers nói, một trong những bài học lớn nhất từ tình hình hiện tại là phải đạt được sự minh bạch trong nhu cầu đơn hàng ở chuỗi cung ứng.
 
Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là ngành kinh tế được Chính phủ xác định có sản phẩm nằm trong 9 sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, và là phương thức quan trọng để chuyến hóa các thành tựu khoa học công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.
 
Nhà sản xuất lớn nhất thị trường bán dẫn Qualcomm đã có cảnh báo về tình trạng gia tăng nhu cầu thiết bị điện tử sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng chất bán dẫn trên toàn cầu, Amon, General Motors cũng đưa ra những cảnh báo tương tự trong khi thị trường chip toàn cầu vốn dựa vào các nhà máy ở châu Á. 
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn khi đang là điểm sáng thu hút trong cuộc chuyển dịch đầu tư của các nhà sản xuất công nghiệp do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Việt Nam cần đưa ra những quyết sách kịp thời và phù hợp để không bỏ lỡ cơ hội lịch sử này cùng hàng triệu việc làm tiềm năng trong sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành sản xuất vi mạch bán dẫn.
Hà Trần

Cùng chuyên mục

5 Giải pháp thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi số tại Gia Lai

28/03/2024 - 08:32

Năm 2024, tỉnh Gia Lai quyết tâm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và huy động sự tham gia tích cực của người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 0
  • 3
  • 5
  • 9
  • 9