Thứ sáu, 26/04/2024 | 06:16 - GMT+7

PC Vĩnh Phúc phát triển lưới điện thông minh

​Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, Công ty Điện lực (PC) Vĩnh Phúc đã từng bước phát triển lưới điện thông minh, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đưa công nghệ điều khiển từ xa vào công tác quản lý, vận hành hệ thống điện cao thế và lưới điện trung hạ thế.

21/06/2021 - 09:21
Năm 2013, PC Vĩnh Phúc là đơn vị tiên phong trong các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai hệ thống Mini SCADA vào vận hành lưới điện trung áp.

Hệ thống lưới điện tự động với nhiều thiết bị cảnh báo thông minh, giúp ngành điện phát hiện sự cố, xử lý trong thời gian ngắn nhất, cung cấp nguồn điện ổn định cho khách hàng. Ảnh: Chu Kiều
Từ tháng 10/2016, PC Vĩnh Phúc thuộc nhóm 8 đơn vị đầu tiên được Tổng Công ty triển khai đề án Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX) và trạm biến áp không người trực (TBA KNT).
 
Đến nay, đã có 8/8 TBA 110 kV đi vào vận hành theo tiêu chí không người trực hoàn toàn. Hệ thống điều khiển lưới điện từ xa tại PC Vĩnh Phúc đã kết nối đến toàn bộ 212 thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp vào hệ thống SCADA tại TTĐKX. Từ khi đưa TTĐKX vào vận hành đến nay, đã có hơn 12.500 lần thực hiện thao tác xa các TBA 110 kV tỷ lệ thành công đạt trên 98%.
 
Các TBA 110kV được kết nối đường truyền toàn bộ bằng cáp quang đảm bảo theo tiêu chí dự phòng 1+1 cho tất cả các TBA 110kV về TTĐKX Vĩnh Phúc.
 
Thực tế, các TBA 110 kV không người trực đã tiết kiệm đáng kể nhân lực vận hành trạm. Nếu như trước đây, với 8 TBA 110 kV cần tới 72 người trực vận hành tại trạm thì nay giảm xuống còn 25 người.
 
Mặt khác, việc triển khai mô hình TTĐKX các TBA KNT còn góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản do mọi công việc được thực hiện từ xa qua hệ thống máy tính với phần mềm SCADA, đặc biệt là giảm đáng kể thời gian thao tác thiết bị.
 
Qua đó, rút ngắn thời gian khôi phục cấp điện cho khách hàng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng khu vực.
Đầu năm 2021, PC Vĩnh Phúc đã triển khai thí điểm vận hành ứng dụng hệ thống quản lý lưới điện phân phối (DMS) với các ứng dụng, thuật toán giúp vận hành viên quản lý lưới điện phân phối: Định vị sự cố (FLOC), cô lập sự cố và tái lập khu vực không xảy ra sự cố (FISR), tính toán trào lưu công suất (DSPF), ước tính đánh giá trạng thái lưới điện (DSSE), dự báo biểu đồ phụ tải trong ngắn hạn (STLS), kiểm soát điện áp và công suất phản kháng (VVC).
 
Đồng thời, chạy thử nghiệm chương trình tự động hóa mạch vòng lưới điện trung áp (DAS) - một trong những ứng dụng quan trọng, giúp khôi phục cấp điện cho khách hàng và phân đoạn sự cố nhanh chóng toàn bộ chu trình diễn ra trong thời gian nhanh nhất.
 
PC Vĩnh Phúc đã sớm triển khai công tác đo đồng vị pha để thực hiện khép mạch vòng lưới điện trung áp, giúp giảm thiểu tối đa mất điện cho phụ tải khi xảy ra sự cố lưới điện.
 
Tính đến nay, công ty đã thực hiện khép vòng 130 cặp đường dây trung áp và không xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.
 
Đi đôi với những ưu điểm vượt trội của việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý, vận hành, PC Vĩnh Phúc gặp phải không ít khó khăn do việc chuyển đổi từ công nghệ cũ sang công nghệ tiên tiến đòi hỏi nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về công nghệ thông tin và tự động hóa.
 
PC Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ đang vận hành tại các TBA 110 kV và đào tạo để chuyển đổi công tác mới cho những cán bộ, nhân viên dôi dư sau khi vận hành TBA KNT, thực hiện phân bổ nhân sự về các Điện lực đang thiếu định biên lao động.
 
Ông Trần Đức Tài, Phó Trưởng phòng Điều độ (PC Vĩnh Phúc) cho biết: Hướng tới mục tiêu hiện đại hóa ngành điện, phát triển lưới điện thông minh, thời gian tới, PC Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đưa vào vận hành và khai thác hiệu quả ứng dụng chương trình phần mềm PSS Sincal với những tính năng: Xác định lượng công suất phản kháng phân phối trên lưới, tính toán bù tối ưu vị trí tụ bù thích hợp; tối ưu hóa điện áp trong dải điện áp cho phép, đảm bảo các thông số giới hạn về kỹ thuật (dải điện áp) nằm trong phạm vi cho phép tại mọi điều kiện làm việc; phân tích tính cân bằng tải (Load balancing) giữa các pha trên lưới, thực hiện tính toán cân pha san tải; tìm điểm phân bố tối ưu công suất (Optimal Branching). Mở rộng triển khai ứng dụng DMS cho tất cả các mạch vòng trung áp trên phần mềm SCADA tại TTĐKX; kết nối tín hiệu SCADA các thiết bị chỉ báo sự cố trên lưới điện trung áp về TTĐKX. Cải tạo, thay thế những thiết bị đóng cắt trên lưới điện cũ, lạc hậu bằng thiết bị điện thông minh để kết nối tín hiệu SCADA về TTĐKX nhằm khai thác hiệu quả hệ thống lưới điện và nâng cấp năng lực hệ thống điều khiển lõi tại TTĐKX, các phần mềm ứng dụng trong vận hành lưới điện tại các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, tiếp tục kết nối điều khiển xa các TBA 110 kV xây dựng mới về TTĐKX theo tiêu chí trạm vận hành không người trực hoàn toàn như: TBA 110 kV Tam Đảo (năm 2021), TBA 220 kV/110 kV Vĩnh Tường (năm 2021), TBA 110 kV Bá Thiện (năm 2022),...
Theo: Báo Vĩnh Phúc

Cùng chuyên mục

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

22/04/2024 - 08:40

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 0
  • 6
  • 7
  • 2