Thứ sáu, 29/03/2024 | 22:28 - GMT+7

Xu hướng công nghệ cao ứng dụng ngành viễn thám

Trong những năm qua, công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể thấy sự rút ngắn về thời gian xuất hiện các công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thám, tốc độ thay đổi của công nghệ trong những năm gần đây diễn ra rất nhanh.

20/04/2021 - 15:41
Công nghệ viễn thám là ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Vụ KH&CN đã triển khai thực hiện “Nghiên cứu công nghệ viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội” (gọi tắt là Chương trình viễn thám) trong giai đoạn 2016 - 2020.
Từng bước nắm bắt công nghệ mới
Trong những năm qua, công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể thấy sự rút ngắn về thời gian xuất hiện các công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thám, tốc độ thay đổi của công nghệ trong những năm gần đây diễn ra rất nhanh. Xu hướng phát triển của công nghệ viễn thám thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới sẽ có nhiều đổi mới.
Dữ liệu viễn thám ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cả các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân.
Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ Dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud computing) kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây để giải quyết vấn đề phức tạp trong nguồn dữ liệu viễn thám. Các nền tảng ứng dụng cho phép khai thác, chia sẻ, phân tích dữ liệu lớn như Google Earth Engine, Amazon Web Service, Hadoop… từng bước trở thành các công cụ thiết yếu phục vụ cho việc khai thác, ứng dụng dữ liệu viễn thám.
Hiện nay, các xu hướng nghiên cứu, phát triển cải thiện công nghệ vệ tinh quang học quan sát trái đất; xu hướng phát triển các hệ thống vệ tinh nhỏ; phát triển và vận hành chùm vệ tinh nhỏ quan sát trái đất cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao gần thời gian thực; sử dụng thiết bị bay không người lái dùng chụp ảnh mặt đất; xu thế phát triển công nghệ hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh vệ tinh… đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, nâng cao tập trung triển khai trong chương trình công nghệ viễn thám.
Nắm bắt được xu thế đó, Vụ KH&CN cho rằng, cần ưu tiên các nhóm công nghệ chủ chốt của lĩnh vực trong giai đoạn tới, tập trung sự đầu tư nghiên cứu, phát triển vào các nhóm công nghệ này.
Ứng dụng công nghệ cao cho nghành viễn thám. Ảnh: MH
Những kết quả khả quan
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Vụ KH&CN đã nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ với 3 mục tiêu, 6 nội dung.
Cụ thể, nội dung chủ yếu gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về viễn thám ở Trung ương và địa phương phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển viễn thám; xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ về hoạt động viễn thám; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống thiết bị viễn thám trên vệ tinh; mạng lưới trạm thu viễn thám; hệ thống lưu trữ và xử lý, cơ sở dữ liệu viễn thám; mạng lưới truyền dẫn dữ liệu viễn thám;…
Trong số 22 nhiệm vụ thuộc Chương trình, có 4 nhiệm vụ đạt được kết quả liên quan đến phương pháp kiểm định và hiệu chỉnh chất lượng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam; khả năng ứng dụng kết hợp ảnh viễn thám và ảnh chụp từ thiết bị bay không người lái phục vụ công tác kiểm kê đất bãi bồi ven biển…
Trong thời gian tới, Vụ KH&CN cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu tập trung vào nhóm giải pháp cung cấp cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thám; cải tiến quy trình công nghệ theo hướng tự động hóa ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường.
Đồng thời, tăng cường đầu tư để hoàn thiện hệ thống thiết bị viễn thám trên vệ tinh; mạng lưới trạm thu viễn thám; hệ thống lưu trữ và xử lý, cơ sở dữ liệu viễn thám; mạng lưới truyền dẫn dữ liệu viễn thám.
Theo: Báo Tài nguyên và Môi trường

Cùng chuyên mục

5 Giải pháp thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi số tại Gia Lai

28/03/2024 - 08:32

Năm 2024, tỉnh Gia Lai quyết tâm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và huy động sự tham gia tích cực của người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 1
  • 5
  • 0
  • 2
  • 9