Thứ ba, 19/03/2024 | 14:26 - GMT+7

Công nghiệp in 3D: Vật liệu là một trong những phần quan trọng nhất

Theo báo cáo mới đây của IDTechEx, công ty tư vấn hàng đầu về công nghệ cao, thị trường vật liệu in 3D đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng nhiều yếu tố cho thấy nó có tương lai vô cùng sáng lạn. Dự báo thị trường vật liệu in 3D toàn cầu sẽ chạm mốc 18,4 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới.

25/01/2021 - 08:59
Vượt qua khỏi khuôn khổ tạo mẫu sang lĩnh vực sản xuất
Hàng không vũ trụ và công nghiệp ô tô là hai trong số những lĩnh vực ứng dụng công nghệ in 3D mạnh mẽ nhất.
Từ khi quy trình in lắng đọng hợp nhất được cấp bằng sáng chế vào năm 2009, in 3D thương mại bùng nổ trong các nhà máy và xưởng in công nghệ đã phát triển như một ngành dọc đầy tiềm năng.
 
Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã thấy in 3D đã dần thoát ra khỏi quy trình tạo mẫu thông thường và dần lấn sân sang mảng sản xuất chính thống và cả trên dây chuyền sản xuất. Điều này là do thấy một bước tiến đáng kể trong công nghệ máy in và vật tư máy in 3D.
 
Giờ đây, các nhà sản xuất có thể in các vật phẩm lớn hơn và phức tạp hơn bao giờ hết với nhiều loại vật liệu, bao gồm cả nhựa cảm quang, bột nhựa nhiệt dẻo, sợi nhựa nhiệt dẻo, bột kim loại, dây kim loại và bột gốm. Số lượng vật liệu in 3D đang ngày càng tăng theo thời gian, chứng minh khả năng ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ này trên rất nhiều lĩnh vực.
Mở rộng cơ hội thị trường
Sự phát triển của vật liệu in 3D hứa hẹn những ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực còn như y tế, hàng không vũ trụ và sản xuất công nghiệp.
Phạm vi công nghệ và sản phẩm cùng với tính linh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt là khả năng in các thành phần tương thích sinh học và thậm chí là các chi tiết cần tính an toàn cao, đang thúc đẩy ngạch sản xuất phụ gia in 3D hiện diện mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng. Nhiều công ty trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau bắt đầu tích hợp công nghệ này vào các dây truyền sản xuất. 
Giờ đây, các loại hợp kim có thể được in 3D với thông số kỹ thuật rất chính xác, với khả năng thay đổi rất linh hoạt về tỷ lệ và thành phần mà không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất chung. Kỹ thuật in 3D đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành hàng không và hàng không vũ trụ. Trong ngành y-sinh, vật liệu in có nguồn gốc sinh học và tương thích sinh học được coi là đã mở đường cho những thị trường nghiên cứu và ứng dụng mà trước đây các nhà khoa học vẫn mơ tới.
 
Một thế mạnh khác của in 3D là khả năng tùy biến cao và có thể được thực hiện tại địa phương. Giữa những làn sóng COVID-19, các công ty in 3D địa phương chính là những đơn vị phản ứng tích cực và nhanh nhạy trong việc cung cấp vật tư y tế và thiết bị PPE dùng để sản xuất khẩu trang, gạc và van đặt riêng cho máy CPAP. Nhu cầu đơn lẻ về các giải pháp đặt trước không giới hạn, tùy biến cũng được đánh giá là rất cao hứa hẹn phân khúc tiềm năng của thị trường.
 
Quá trình tiến hóa này được đánh giá chỉ mới ở giai đoạn đầu. Báo cáo "Thị trường vật liệu in 3D 2020-2030" cũng cân nhắc các vật liệu mới và những vật liệu sẽ được thương mại hóa vào năm 2030. Theo đó, quỹ đạo tăng trưởng của thị trường và vật liệu không hoàn toàn song song: vẫn còn một lượng lớn các máy in kế thừa sẽ tiếp tục yêu cầu vật tư truyền thống và chúng sẽ vẫn là tiêu chuẩn trong một số ứng dụng.
Tác động của COVID-19 tới ngành công nghiệp in 3D
Lĩnh vực in 3D nói chung và vật liệu in 3D nói riêng đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong khi thị trường linh kiện kim loại vẫn trị giá hàng tỷ USD, hai trong số các lĩnh vực mong muốn kết hợp các thành phần in nhất, là hàng không vũ trụ và ô tô, đã bị ảnh hưởng nặng nề và sẽ mất thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các thị trường vật liệu in 3D và IDTechEx dự báo giá trị thị trường toàn cầu là 18,4 tỷ USD vào năm 2030.
Hải Yến biên dịch (Theo IDTechNex)
Xem bài viết gốc tại đây

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

05/03/2024 - 09:20

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 6497/KH-UBND về việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 8
  • 9
  • 7
  • 1