Thứ tư, 24/04/2024 | 16:24 - GMT+7

Hàn Quốc phát triển thành công công nghệ sạc không dây hồng ngoại

Hiện công nghệ sạc không dây (hay truyền tải điện năng không dây) đang ngày càng phát triển và đã được ứng dụng để sạc cho các thiết bị như điện thoại, đồng hồ thông minh hay tai nghe và máy tính bảng.

09/12/2020 - 14:44
Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sejong, Hàn Quốc, đã tuyên bố phát triển thành công phương thức sạc không dây dựa trên tia hồng ngoại cho smartphone. Phương thức mới này vượt trội hoàn toàn so với các công nghệ hiện tại bởi bạn chỉ cần đi vào một khu vực nhất định là smartphone sẽ được sạc, không cần tiếp xúc trực tiếp với đế sạc.
Hàn Quốc phát triển thành công sạc không dây từ xa không cần tiếp xúc
Hiện công nghệ sạc không dây (hay truyền tải điện năng không dây) đang ngày càng phát triển và đã được ứng dụng để sạc cho các thiết bị như điện thoại, đồng hồ thông minh hay tai nghe và máy tính bảng.
Đây là một công nghệ khá đặc biệt và vượt trội hoàn toàn so với trước đó. Chỉ cần tưởng tượng, nếu điện thoại di động của bạn đi vào một khu vực nhất định, nó có thể được sạc trực tiếp mà không cần tiếp xúc.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại công suất cao được tạo ra bởi thiết bị khuếch đại quang học bán dẫn. Nhờ vậy, công nghệ sạc không dây mới này thực sự là sạc không dây với khả năng truyền tài điện từ xa. Khoảng cách truyền tài điện có thể tới vài mét và không hề bị hao tổn điện năng trong quá trình truyền tải. Hơn nữa, người dùng có thể chọn các dải sóng khác nhau để sạc cùng lúc cho nhiều thiết bị điện tử.
So với phương pháp RF, sạc không dây hồng ngoại không tạo ra sóng điện từ, tránh được tác hại của ô nhiễm điện từ đối với cơ thể con người. Và khoảng cách có thể sạc được vượt xa công nghệ sạc điện từ tiếp xúc hoặc khoảng cách ngắn hiện tại. Mặc dù thông tin này đã được xác thực nhưng vẫn gây khá nhiều tranh cãi. Bởi thực tế, nhiều người vẫn luôn cho rằng về bản chất hồng ngoại là bức xạ điện từ, có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (mắt người có thể cảm nhận được màu sắc) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba.
Nhóm nghiên cứu đang tiến hành các hoạt động đăng ký sáng chế cũng như các quy trình khác để sớm thương mại hóa công nghệ đột phá trên. Hiện tại, vẫn chưa rõ thời điểm mà công nghệ này chính thức được tung ra thị trường.
Mai Anh t/h

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 2
  • 4
  • 7
  • 0
  • 4