Thứ ba, 19/03/2024 | 16:22 - GMT+7

Dòng sản phẩm MCU 8-bit đầu tiên dành cho mạng điều khiển có tốc độ dữ liệu linh hoạt

Các nhà thiết kế ô tô giờ đây có thể nâng cao năng lực hệ thống bằng các CIP (Core Independent Peripherals - thiết bị ngoại vi độc lập với lõi xử lý) linh hoạt và dễ sử dụng này trong khi kết nối với một môi trường mạng hiệu năng cao.

30/11/2020 - 09:44
Đáp ứng nhu cầu cao hơn về băng thông và tốc độ dữ liệu linh hoạt trong các ứng dụng ô tô đang phát triển như an toàn và truyền thông trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ việc phát triển các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS), Microchip Technology Inc. vừa công bố dòng sản phẩm PIC18 Q84 - bộ vi điều khiển (microcontroller - MCU) PIC18 đầu tiên có thể được sử dụng để truyền và nhận dữ liệu thông qua mạng CAN FD (Mạng điều khiển có tốc độ dữ liệu linh hoạt).
Được đồng hành bởi nhiều CIP để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau mà không đòi hỏi sự can thiệp của CPU, dòng sản phẩm PIC18 Q84 của Microchip giúp cắt giảm cả thời gian và chi phí khi kết nối các hệ thống với mạng CAN FD.
Dòng sản phẩm này cung cấp một giải pháp đơn giản để truyền dữ liệu từ các cảm biến đến mạng CAN FD mà không cần phải sử dụng thiết bị cổng (gateway) hoặc các kỹ thuật chuyển mạch mạng phức tạp. Ngoài ra, các CIP có thể cấu hình của giải pháp giúp cho việc tạo ra các chức năng dựa trên phần cứng tùy biến trở nên dễ dàng dành cho các thiết kế ô tô và công nghiệp với độ trễ gần như bằng 0. Không yêu cầu thêm mã phần mềm.
Các thiết bị ngoại vi sẵn có bao gồm một CRC/SCAN (Cyclic Redundancy Check with Scan - Kiểm tra bit cực tính với tính năng Scan) 32-bit và một WWDT (Windowed Watchdog Timer) dành cho các năng lực an toàn chức năng cùng với một giao diện JTAG (Joint Test Action Group) để triển khai đo kiểm và soát lỗi theo tiêu chuẩn ngành.
Ông Greg Robinson, phó Chủ tịch phụ trách marketing của bộ phận kinh doanh bộ vi điều khiển 8-bit của Microchip cho biết: CAN FD sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn cho các ứng dụng, bao gồm từ ô tô được kết nối cho tới tự động hóa công nghiệp và nhà thông minh. Microchip đang thúc đẩy việc ứng dụng giao thức này bằng dòng sản phẩm MCU PIC 8-bit của chúng tôi, giúp các nhà phát triển tạo ra các node mạng có hiệu quả về chi phí trên quy mô lớn.
Theo Báo Nhân Dân

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

05/03/2024 - 09:20

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 6497/KH-UBND về việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 9
  • 3
  • 6
  • 2