Thứ năm, 25/04/2024 | 06:03 - GMT+7

Tăng trưởng, xu hướng và dự báo về thị trường kiểm tra không phá hủy (NDT) trên toàn thế giới giai đoạn 2020-2025

Thị trường kiểm tra không phá hủy được chia theo loại (dịch vụ và thiết bị), công nghệ (kiểm tra phóng xạ, kiểm tra siêu âm, kiểm tra từ tính, kiểm tra thẩm thấu, kiểm tra trực quan, kiểm tra dòng điện xoáy,…), lĩnh vực (dầu khí, điện và năng lượng, xây dựng, ô tô và giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, và quốc phòng) và địa lý.

30/10/2020 - 15:48
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
Thị trường kiểm tra không phá hủy (Non-destructive Testing, NDT) được định giá khoảng 16,72 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt giá trị 24,65 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,7% trong giai đoạn 2020- 2025. Theo Viện kiểm tra không phá hủy của Anh, mỗi ngày có hơn 25.000 công việc kiểm tra được thực hiện tại các nhà máy và phòng thí nghiệm ở Anh để phát hiện các khuyết tật và hư hại trong một loạt các sản phẩm, nhà máy và kết cấu; ước tính có hơn 120.000 kỹ thuật viên viên NDT hoạt động trên toàn cầu.
+ Với sự gia tăng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng, đã có sự tăng vọt đáng kể về nhu cầu phát hiện các bất liên tục liên quan đến: nứt, rỗ khí, lỗi sản xuất, v.v. Do đó, việc tuân thủ các chỉ tiêu an toàn công nghiệp là một yếu tố quan trọng đằng sau sự tăng trưởng của thị trường NDT.
 
+ Hơn nữa, một số các tổ chức Chính phủ và các tổ chức Vùng, như Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME) và Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), đã được thành lập trên khắp thế giới để thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các thiết bị và giám sát các dịch vụ kỹ thuật kiểm tra. Điều này rất quan trọng để đạt được các yêu cầu và chứng nhận từ các cơ quan có liên quan, nó tạo ra những tác động tích cực đến thị trường NDT trên toàn cầu.
+ Tuy nhiên, do thiếu hụt các chuyên gia lành nghề, chi phí thiết bị cùng với chi phí bảo trì cao đang kìm hãm thị trường trong giai đoạn dự báo.
Phạm vi của báo cáo
Kiểm tra không phá hủy (NDT) là quá trình kiểm tra, thử nghiệm hoặc đánh giá trên vật liệu, bộ phận hoặc cấu phần nhằm phát hiện các bất liên tục, hoặc sự khác biệt về đặc tính mà không làm ảnh hưởng tới các chức năng của bộ phận hay hệ thống. Hàng không vũ trụ, quốc phòng, dầu khí, sản xuất điện và ô tô là những ngành hàng đầu sử dụng các kỹ thuật NDT để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các ngành này sử dụng kiểm tra NDT để xác định các tính chất vật lý của vật liệu như độ bền va đập, độ dẻo, độ xoắn, độ bền kéo, độ bền gãy và độ bền mỏi. Kiểm tra Trực quan (VT) là phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDT) được sử dụng rộng rãi nhất trong số các phương pháp khác.
2. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHÍNH
Ngành Điện và Năng lượng mang đến sự tăng trưởng tiềm năng
+ Năng lượng hạt nhân đang đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra điện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một số quốc gia, sản xuất điện tại các nhà máy điện hạt nhân chiếm hơn 50% (Lithu- ania– 81,5%, Pháp -78,2%, Bỉ - 60,1%).
+ Đảm bảo vận hành tin cậy và an toàn của các nhà máy điện hạt nhân là vấn đề cốt lõi của kỹ thuật điện hạt nhân. Đặc biệt, nó phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu hạt nhân và thiết bị xử lý để sản xuất nhiên liệu. Để giải quyết được vấn đề này chính là kết nối trực tiếp với các ứng dụng kiểm tra và giải đoán NDT.
+ Các phương pháp NDT rất phổ biến trong nhiều ứng dụng như kiểm tra nhiên liệu. Trong lĩnh vực này, nhiều kỹ thuật được sử dụng như siêu âm, dòng điện xoáy, kiểm tra chụp ảnh phóng xạ và kỹ thuật phát xạ âm. Theo các nghiên cứu của IAEA, tỷ lệ hư hỏng nhiên liệu trên thế giới vào khoảng 10-5, có nghĩa là trong 100.000 thanh nhiên liệu đang hoạt động sẽ có 1-3 thanh nhiên liệu bị hư hại. Với việc thực hiện NDT khiến tỷ lệ này có sự giảm xuống.
+ Hơn nữa, trong bốn năm tới, ước tính sẽ có hơn 67 lò phản ứng hạt nhân trên đạt đến độ tuổi trên 40 năm vận hành. Khi các nhà máy điện hạt nhân già đi, tầm quan trọng của việc bảo trì tăng lên và cần phải áp dụng các công nghệ kiểm tra. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho thị trường NDT.
Số lượng các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành trong giai đoạn từ năm 2014-2018 (Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA)
Chứng kiến sự tăng trưởng nhanh nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
+ Theo Hiệp hội hạt nhân thế giới (WNA), Trung Quốc và Ấn Độ đã lên kế hoạch xây dựng lần lượt là 43 và 14 lò phản ứng hạt nhân vào tháng 5 năm 2019. Do đó, nhu cầu bảo trì các nhà máy điện này cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ tạo ra một thị trường hớp dẫn cho lĩnh vực NDT.
+ Hơn nữa, khu vực APAC mang đến cơ hội cho thị trường kiểm tra không phá hủy do sự gia tăng chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ. Điển hình là các nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong khu vực như “Giải pháp Vành đai và Con đường - Belt and Road Initiative” của Trung Quốc, nhằm mục đích tăng năng suất và tăng hiệu quả bằng cách cải thiện liên kết thương mại giữa châu Á và châu Âu. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng như vậy tạo ra một thị trường đáng kể cho NDT vì các dịch vụ phát hiện ăn mòn, nứt và các hư hỏng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu tải.
Thị trường Kiểm tra không phá hủy (NDT) – Tốc độ phát triển trong khu vực của giai đoạn 2019 - 2024
Toàn cảnh cạnh tranh
Thị trường NDT có tính cạnh tranh trong tự nhiên. Với các quy định ngày càng khắt khe, như một sự bắt buộc đối với các tổ chức khác nhau phải thông qua những đánh giá thường niên như một biện pháp an toàn kết hợp với đánh giá thường xuyên để kiểm tra xem liệu có bất kỳ hư hại nào trong thiết bị hay không và là cần thiết tạo ra một thị trường cho NDT. Do đó, các công ty đang bước vào thị trường này nhìn thấy một cơ hội rất lớn. Một số tổ chức lớn như: tập đoàn Olympus, GE,….
3. KẾT LUẬN
Thị trường NDT khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, đang là thị trường có tốc độ phát triển mạnh nhất bởi các Quốc gia mới nổi có nền kinh tế sôi động, nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa tăng cao không chỉ trong 5 năm tới mà có thể trong nhiều những năm sau đó. Từ các cơ hội cũng như thách thức được phân tích ở trên, mỗi một đơn vị từ: Đào tạo, triển khai ứng dụng, cung cấp thiết bị,… cần hiểu và nắm bắt được xu thế, đồng thời cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng phát triển đội ngũ để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Đây chính là vấn cốt lõi để duy trì và phát triển.
Nguyễn Văn Duy
Trung tâm Đánh giá không phá hủy
Theo Tạp chí Khoa học công nghệ hạt nhân, số 64, 09/2020

Cùng chuyên mục

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

22/04/2024 - 08:40

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 4
  • 1
  • 6
  • 1
  • 7