Thứ ba, 19/03/2024 | 11:08 - GMT+7

Số hóa và cú hích hội nhập cho doanh nghiệp

Trước đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số bằng việc ứng dụng các phần mềm như phần mềm kế toán, phần mềm văn phòng, ERP... Bây giờ doanh nghiệp hướng đến quá trình chuyển đổi số cao hơn, hệ thống hơn.

23/09/2020 - 16:23
Dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online nhằm tiếp cận với dải khách hàng trong nước và quốc tế rộng lớn hơn.
Doanh nghiệp hướng đến quá trình chuyển đổi số cao hơn, hệ thống hơn
Cao hơn, hệ thống hơn
Khi lệnh cách ly xã hội được ban hành ngày 31/3, nhiều cửa hàng kinh doanh chuyển sang bán take away (mua mang đi). Các siêu thị cũng cung cấp dịch vụ giao hàng online. Nhạy bén hơn cả, nhiều hãng xe công nghệ cho ra đời dịch vụ  giao hàng online. Một số doanh nghiệp  bất động sản đưa các dự án lên mạng, quay livestream tiếp thị khách hàng.
Văn hóa đọc sách, một lĩnh vực tưởng khó sử dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng, thì trong cơn bĩ cực cũng buộc phải chuyển mình. Sau 5 tháng Anbooks phát hành cuốn sách “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”  có 3.000 bản in được bán. Nhưng nhờ ứng dụng mã messenger và mã QR (QR code) giúp người đọc có thể tương tác trực tiếp với tác giả mà trong vòng 4 tháng, Anbooks bán được 20.000 bản.
Cùng với sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, nhiều bộ, ngành đã chung tay hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”, Bộ Công Thương triển khai 278 mô hình - doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đầu tư chuyển đổi số hệ thống quản trị.
Nhờ đó, Công ty Cổ phần may Nam Hà, thời gian làm mẫu đã được rút ngắn từ 44 giờ/mã hàng xuống còn 32 giờ/mã hàng. Năng suất lao động tại phân xưởng may tăng 20-30%, lỗi trong công đoạn giảm từ 10% xuống còn 5%. Đối với Tổng công ty May Đức Giang và 5 doanh nghiệp thành viên, đã nâng cao năng suất lao động bình quân từ 8 - 10% và giảm tỷ lệ hàng lỗi hỏng trên chuyền từ 15 - 25% xuống còn 10 - 12%.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số bằng việc ứng dụng các phần mềm như phần mềm kế toán, phần mềm văn phòng, ERP... Bây giờ doanh nghiệp hướng đến quá trình chuyển đổi số cao hơn, hệ thống hơn. Điều quan trọng hơn cả, là nếu trước kia chuyển đổi số hướng đến quản trị nội bộ, thì nay hướng đến tiếp cận dải khách hàng rộng hơn.
Cú hích tự nhiên
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số được đề cập trong vài năm gần đây. Nhưng Covid-19 bùng nổ đem chuyển đổi số đến với cuộc sống 1 cách tự nhiên. Dịch bệnh khiến cách thức làm việc và tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, hướng tới sử dụng nhiều hơn nữa các phương tiện công nghệ thông tin - vốn được xem như một chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi số.
Doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi số để thích ứng với thị trường thế giới thế nào? Có lẽ, xem xét giá chứng khoán “bùng nổ” của doanh nghiệp số FPT cũng giúp ta có thể hình dung mức độ của sự chuyển đổi này. Trong tháng 4, tháng thực hiện giãn cách xã hội mã chứng khoán FPT tăng từ 36.110 đồng/cp lên 43.360 đồng/cp. Đến ngày 11/9 lên tiếp 49.150 đồng/cp.
Không dừng lại ở đó, Ngày 8/9 vừa qua, MB Securities (Công ty Tài chính Ngân hàng Quân đội) đưa ra Báo cáo triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu FPT trong 12 tháng tới sẽ tăng trưởng 25%, lên mức 61.500 đồng/cp.
Lý do được đưa ra là dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số. Giữa tháng 4 FPT đã ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với “vua tôm” Minh Phú với đơn đặt hàng giúp Minh Phú tăng tỷ trọng xuất khẩu vào EU từ 11% lên khoảng 15 - 16% trong năm nay. FPT cũng nhận nhiều đơn hàng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, xuất khẩu hồ tiêu. Các đơn hàng  dịch vụ chuyển đổi số trong 8 tháng đầu năm của FPT tăng tới 57% cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp đối với các công nghệ mới trong lĩnh vực số đang ngày càng lớn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu.
Dịch bệnh cũng khiến cơ quan quản lý nhà nước thay đổi cách thức hỗ trợ doanh nghiệp. Trước đây, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, quảng bá hình ảnh Thương hiệu thực phẩm Việt Nam (Foods of Vietnam) tại các hội chợ, triển lãm, các sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế như: Bio Fach (Đức); Anuga (Đức), Sial (Pháp), Seafood Expo Global (Bỉ), Seoul Food (Hàn Quốc), Hội chợ quốc tế thủy sản Boston (Hoa Kỳ), Fancy Food (Hoa Kỳ), Private Label (Hoa Kỳ), Gulf Food (Dubai), Foodex (Nhật Bản)... Các sự kiện này giúp tăng cường nhận thức và quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu.
Thông qua Chương trình, các doanh nghiệp Việt từng bước khai thác các cơ hội từ các thị trường đã có FTA, củng cố và tăng cường sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhưng khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục Xúc tiến thương mại đã chuyển đổi sang kết nối thị trường cho các sản phẩm Việt Nam thông qua hình thức trực tuyến.
Từ tháng 5 đến nay là các hội nghị: Hội nghị giao thương trực tuyến hàng nông sản, thực phẩm với tỉnh Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Vân Nam; Hội nghị giao thương trực tuyến vật liệu xây dựng và đồ nội thất với Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Sơn Đông; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản và thực phẩm với doanh nghiệp thành phố Trùng Khánh…
Sắp tới sẽ là Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc (Thượng Hải), từ 24 đến 25/9; Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên Việt Nam, từ 23 đến 25/9.
Những hội nghị này cũng kích thích doanh nghiệp chuyển đổi số trong tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy thế giới nhanh chóng “phẳng” hơn trong tiến trình hội nhập.
Theo: Tạp chí Công thương

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

11/03/2024 - 13:36

Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước. Khai thác tối đa mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) được xác định là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 8
  • 0
  • 6
  • 8