Thứ năm, 25/04/2024 | 12:33 - GMT+7

Robot tương lai sẽ có làn da nhân tạo “siêu nhạy cảm”

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) mới đây đã tuyên bố đang bắt đầu những nghiên cứu mới để mang lại cho robot cảm giác với "làn da nhân tạo".

27/07/2020 - 13:30
Hai trong số các nhà nghiên cứu là thành viên thuộc Cộng đồng nghiên cứu thần kinh học của Intel (INRC) công bố nghiên cứu chứng minh tương lai đầy hứa hẹn đằng sau robot có thể cảm nhận được bằng làn da nhân tạo đặc biệt nhạy cảm. Điều này sẽ dựa trên các cảm biến cảm ứng kết hợp với công nghệ xử lý thần kinh từ Intel.
Đó là một bước tiến vượt bậc so với những gì robot hiện tại có thể làm chỉ giới hạn trong xử lý hình ảnh và thiếu khả năng liên quan đến cảm giác chạm như con người.
Trong tương lai robot sẽ có làn da nhạy cảm gần "thật" như con người. Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu Singapore đang hy vọng thay đổi và sửa đổi lớp biểu bì nhân tạo mà Đại học này coi là có thể đọc được hơn 1.000 lần so với hệ thống thần kinh của con người. Những tấm da nhân tạo này cũng có thể xác định độ cứng, kết cấu, hình dạng và nhiều thứ khác.
“Nó có thể nhanh hơn 10 lần so với một cái chớp mắt”, các nhà nghiên cứu của NUS cho biết.
Mike Davies, giám đốc phòng thí nghiệm điện toán thần kinh của Intel chỉ ra rằng nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tương lai của lĩnh vực robot, nơi thông tin có thể được cảm nhận thông qua các phương pháp tiếp cận theo sự kiện.
"Công trình bổ sung vào kết quả ngày càng tăng cho thấy điện toán biến đổi thần kinh có thể mang lại mức tăng đáng kể về độ trễ và mức tiêu thụ điện năng khi toàn bộ hệ thống được thiết kế lại trong một mô hình cảm biến dựa trên sự kiện, định dạng dữ liệu, thuật toán và kiến ​​trúc phần cứng", Mike Davies cho biết.
Đối với các nhà nghiên cứu ở Singapore, việc cho phép cảm giác chạm và cảm giác sẽ cải thiện chức năng của những gì robot có thể làm vào lúc này. Khi được sử dụng trong không gian thương mại, các nhà nghiên cứu chính cũng nhận thấy làm thế nào họ có thể dễ dàng thích nghi với việc sản xuất trong các nhà máy.
Các nhà nghiên cứu NUS thông tin thêm: "Khả năng cảm nhận và nhận thức môi trường xung quanh tốt hơn cũng có thể cho phép các tương tác giữa robot và con người gần gũi, an toàn hơn, như trong việc chăm sóc, hoặc đưa chúng ta đến gần hơn để tự động hóa các nhiệm vụ phẫu thuật bằng cách cho robot phẫu thuật cảm giác mà chúng hiện vẫn đang còn thiếu hiện nay”.
Intel cũng đang giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các con chip được triển khai trong robot để đưa ra kết luận chính xác hơn khi theo dõi và phát hiện trong thời gian thực. Với cái gọi là chip thần kinh, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra một bàn tay robot bắt chước da nhân tạo để có thể đọc chữ nổi và tìm hiểu xem chúng có thể không. Sau đó thông tin sẽ được chuyển qua công nghệ điện toán đám mây để giải mã cách các robot diễn giải điều này.
Theo Dân trí

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 4
  • 3
  • 6
  • 3
  • 2