Thứ sáu, 29/03/2024 | 15:23 - GMT+7

Lợi ích của Điện toán đám mây cho Trí tuệ nhân tạo và phục hồi kinh doanh

Ngày 9-7, đã diễn ra hội thảo trực tuyến “Lợi ích khi áp dụng Điện toán đám mây cho AI (Trí tuệ nhân tạo) và phục hồi kinh doanh” do hiệp hội Internet Việt Nam, Google, CLB Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam tổ chức.

13/07/2020 - 09:03
Năm 2020 được dự báo sẽ là năm của điện toán đám mây khi phần lớn khối lượng công việc sẽ được chuyển dần sang "đám mây". Theo dự báo của các chuyên gia, trong 2-3 năm tới, điện toán đám mây sẽ thực sự bùng nổ và trở thành một nhân tố quan trọng cho việc phát triển cách mạng 4.0 ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng Điện toán đám mây cho AI và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đang là giải pháp mang tính xu hướng trên thế giới và cả Việt Nam.
Hình ảnh tại tọa đàm.
Theo báo cáo phát hành năm 2018 của Viettel IDC, tốc độ tăng trưởng của ngành cơ sở hạ tầng điện toán đám mây (IaaS) năm 2019 trên thế giới là 27,5%. Trong khi đó, mức chi cho điện toán đám mây ở Việt Nam vẫn rất thấp, chỉ khoảng 1,7 USD trong năm 2016, thấp hơn 100 lần so với Singapore, 6,5 lần so với Malaysia và 2,4 lần so với Thái Lan. 
Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chuyển đổi số để phát triển Chính phủ điện tử và kinh tế số. Covid-19 là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nền tảng trực tuyến, như họp điện tử, học trự tuyến, làm việc tại nhà... Khả năng thích ứng nhanh của một bộ phận nền kinh tế, đặc biệt là người trẻ, cho thấy cơ hội để hiện thực quá định hướng này. 
Tuy vậy, theo nhiều báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước, nhiều thành phần kinh tế và tổ chức vẫn phản ứng chậm chạp với yêu cầu thay đổi, không muốn hoặc không có nhiều tiềm lực để thay đổi. Thêm vào đó, khoảng cách về công nghệ và đầu tư giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước cũng là rào cản lớn cho thay đổi. 
Theo Tổng giám đốc Công ty VNG-Cloud ông Vũ Minh Trí, nước ta đang ở giai đoạn tốt nhất dẫn tới sự bùng nổ về trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây do hội tụ ba yếu tố cơ bản là số lượng dữ liệu mà Việt Nam hiện có đã đủ dùng để phân tích xu thế sẽ diễn ra trong tương lai. Tiếp theo là mức độ sẵn sàng của điện toán đám mây có thể cung cấp được khả năng tính toán, xử lý dữ liệu dựa trên các mô hình được lập trình. Cuối cùng là sự sẵn sàng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã được xây dựng trong thời gian qua từ cả những tập đoàn lớn ở nước ngoài và của Việt Nam.
Cũng tại tọa đàm, các chuyên gia nhận định để tìm được chỗ đứng DN công nghệ cần sản phẩm để phục vụ DN Việt và người Việt. Ngoài ra phải liên tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác nước ngoài để cung cấp dịch vụ và tìm hiểu công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia đã chia sẻ những ứng dụng giúp giải quyết những khó khăn cho các DB; giúp DN có thể tự vươn mình, tiệm cận với các công nghệ mới của thế giới.
Trường Giang 

Cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh vào các KCN Hà Nội

28/03/2024 - 08:32

Tại Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” được tổ chức ngày 26/3 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (HIZA) đã chia sẻ một số giải pháp thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh, công nghiệp điện tử bán dẫn vào các KCN Hà Nội.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 1
  • 1
  • 8
  • 9
  • 2