Thứ sáu, 29/03/2024 | 22:06 - GMT+7

Đô thị thông minh 4.0

Đô thị thông minh thế hệ mới bắt buộc phải dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, hệ sinh thái IoT và trí tuệ nhân tạo

15/05/2020 - 10:50
Joshua New, một nhà phân tích chính sách cao cấp tại Trung tâm Sáng tạo dữ liệu (Center for Data Innovation) ở Mỹ, nhận định rằng các TP trên khắp thế giới đang có 2 sự chuyển đổi quan trọng. Một là chúng đang lớn ra, lần đầu tiên trong lịch sử có đa số dân trên thế giới tập trung sống tại các khu vực đô thị. Hai là chúng đang xây dựng thành những đô thị thông minh.
Đô thị thông minh là gì?
Nhưng đô thị thông minh là gì? Có thể nói ngắn gọn đó là đô thị vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số và kết nối internet - đó chính là 2 chân trụ của nó - kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI). 
Đô thị thông minh chỉ có thể thành công và bền vững khi đáp ứng được đồng thời 2 mục tiêu: vừa giúp chính quyền thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ quản lý địa phương vừa có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hai yêu cầu này không chỉ song hành mà còn phải hài hòa với nhau.
Đô thị thông minh có vận hành đạt kết quả cao hay không tùy thuộc vào việc các đô thị thông minh có được kết nối với nhau, với hệ sinh thái của chính phủ thông minh và thông qua đó mở rộng ra toàn cầu. 
Bangkok occupies 75th place in ranking of smart cities
Singapore là đứng đầu danh sách đô thị thông minh nhất thế giới. Nguồn: BKP
Dữ liệu là yếu tố quyết định
Martin Jones, một nhà quản lý tiếp thị cao cấp của Công ty Truyền thông xã hội Cox Communications, từng đưa ra 10 điều mà các nhà lãnh đạo địa phương cần lưu ý khi xây dựng đô thị thông minh.
Trong đó, ông nhấn mạnh tới dữ liệu và coi đó là nền tảng của đô thị thông minh. Dữ liệu gồm 2 yếu tố: thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Đô thị thông minh chỉ có thể vận hành hiệu quả dựa trên cơ sở dữ liệu có được và năng lực xử lý dữ liệu. Có thể đánh giá chất lượng của một đô thị thông minh dựa trên cơ sở dữ liệu của nó phong phú tới chừng nào và được xử lý nhuần nhuyễn ra sao. 
Chẳng hạn, với dữ liệu về lộ trình của người dân sử dụng dịch vụ di chuyển công nghệ như Grab hay Uber, chính quyền TP có thể sử dụng để tìm hiểu quy luật di chuyển của người dân nhằm phục vụ quy hoạch và quản lý. Khi có được sự chia sẻ dữ liệu giữa CSGT và ngành giao thông vận tải, việc quản lý phương tiện vận chuyển, tài xế trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn. Ví dụ khi cấp giấy phép lái xe, ngành giao thông vận tải có thể tham khảo dữ liệu của CSGT để biết tài xế có bị thu giữ giấy phép lái xe hay không.
Trong khi đó, hệ thống mạng chính là bộ xương (cấu trúc) của đô thị thông minh. Để phát huy khả năng kết nối dân cư, hệ thống mạng phải đảm bảo liên tục, thông suốt, tốc độ và kết nối rộng rãi.
Một đặc trưng của kết nối mạng hiện đại là phải có khả năng hỗ trợ hệ sinh thái internet vạn vật (IoT). Theo nhiều dự báo, vào năm 2025, thế giới sẽ có khoảng 21 tỉ thiết bị IoT. Sẽ ngày càng có thêm nhiều vật dụng, thiết bị được kết nối internet từ máy tính, điện thoại thông minh tới máy lạnh, tủ lạnh, hệ thống chiếu sáng... 
Trong đô thị thông minh, hệ thống đèn công cộng có khả năng kết nối để được quản lý và điều khiển từ xa. Nhân viên ghi chỉ số tiêu thụ điện nước có thể sử dụng thiết bị đọc có kết nối với trung tâm để tính toán ra ngay số tiền khách hàng cần thanh toán. Với chăm sóc sức khỏe, người bệnh có thể dùng những thiết bị có cảm biến chuyên dụng để kiểm tra thể trạng rồi truyền tới các trung tâm y tế, tới bác sĩ. Vì thế, hệ thống mạng internet phải có năng lực để đáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng rộng lớn đó.
Chia thành nhiều gói để làm
Nhiều chuyên gia đề xuất rằng nền tảng đô thị thông minh cần được xây dựng với hình thức mô-đun (modular infrastructure). Thành phố xây dựng cơ sở hạ tầng mở với nhiều cổng kết nối sẵn sàng để có thể đấu ghép thêm những thành phần mới. Giải pháp này vừa giúp tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư vừa cho phép hệ thống luôn phát triển, mở rộng theo thời gian và nhu cầu.
Với một cơ sở hạ tầng dạng mô-đun như vậy, các dự án đô thị thông minh có thể được triển khai từng bước thay vì đầu tư cho một hệ thống trọn gói, quy mô lớn tốn chi phí và thời gian.
Chẳng hạn, các thành phố sẽ tùy theo yêu cầu thực tế mà tập trung xây dựng từng dịch vụ công thông minh để đưa ngay vào phục vụ. Trong lúc đó hệ thống trung tâm vẫn có thể xây dựng và cập nhật song song. 
Đô thị thông minh được xây dựng trên nền tảng dữ liệu lớn, hệ sinh thái IoT và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Vì thế, nhận thức về đô thị thông minh hiện nay không còn có thể giống như về thành phố thông minh cách đây 5-10 năm. Đô thị thông minh không phải chỉ là số hóa các thành phần của nó và chạy trên internet mà còn phải có năng lực xử lý thông minh mọi hoạt động.
Các thành phố phải làm gì?
Theo TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn, trước áp lực về dân số và yêu cầu phát triển bền vững, các đô thị hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Do đó, phát triển "thông minh hơn" là xu hướng được nhiều thành phố trên thế giới lựa chọn. Điều này không chỉ giúp giải quyết những vấn đề nội tại của đô thị mà còn thích ứng với sự bất định của phát triển. Các thành phố của Việt Nam cũng vậy. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để xây dựng một đô thị thông minh thành công?
"Theo tôi, trọng tâm của đô thị thông minh là con người, sau đó mới đến quản lý và công nghệ. Mục tiêu của việc phát triển đô thị thông minh không phải chỉ "ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất" mà là sử dụng công nghệ một cách thông minh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Để được như vậy, cần nghiên cứu hiện trạng kinh tế - xã hội, nhu cầu sống và làm việc của người dân, để hình thành các cộng đồng sống và làm việc đa dạng, với sự hỗ trợ của nhiều cấp độ ứng dụng công nghệ thông minh. Bởi vì mỗi cộng đồng trong đô thị sẽ có nhu cầu sử dụng khác nhau về mặt công nghệ, thậm chí sẽ có những cộng đồng không mong muốn hoặc không cần đến nhiều ứng dụng công nghệ cao trong cuộc sống", TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.
Theo Báo người lao động

Cùng chuyên mục

5 Giải pháp thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi số tại Gia Lai

28/03/2024 - 08:32

Năm 2024, tỉnh Gia Lai quyết tâm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và huy động sự tham gia tích cực của người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 1
  • 4
  • 9
  • 5
  • 2