Thứ năm, 18/04/2024 | 10:46 - GMT+7

Vai trò của quản trị thông tin trong nền sản xuất thông minh

Tiên phong trong quản trị thông tin sẽ tạo ra ưu thế dẫn dầu của quốc gia trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng quản trị thông tin có vai trò, vị trí rất quan trọng và được xác định bởi các yếu tố chính như sau: các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thương mại điện tử và AI.

03/05/2020 - 00:54


Tiên phong trong quản trị thông tin sẽ tạo ra ưu thế dẫn dầu của quốc gia trong lĩnh vực sản xuất
Toàn cầu hoá và công nghệ hiện đại đã định hình lại ngành sản xuất trong thế kỷ XXI, tạo ra môi trường siêu cạnh tranh mà trong đó nâng cao năng suất là yêu cầu bắt buộc cho sự thành công và tồn tại của bất kỳ thị trường nào. Không có nơi nào mà điều đó lại thể hiện rõ ràng hơn trong ngành sản xuất thông minh, “nơi mà các cảm biến, điều khiển, phần mềm được thống nhất để tối ưu hoá vận hành của mỗi đơn vị sản xuất, nhà máy và chuỗi cung ứng” – theo định nghĩa của Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ.
Sự ứng dụng này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Công nghiệp Internet, hay Công nghiệp 4.0, cho phép thực hiện những quyết định ngay tức thì dựa trên phân tích số liệu, bao gồm cả việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như máy học.
Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, nhà sản xuất và cơ quan chính phủ tin rằng chủ các cơ sở sản xuất thông minh sẽ thu lợi lớn về mặt kinh tế từ việc tăng cường cảm biến và giám sát, truyền dữ liệu liền mạch, tự động hoá và phân tích dữ liệu lớn. Một số dự báo thị trường cho rằng những nhà máy này có thể tạo ra 1 ngàn tỷ giá trị gia tăng đến năm 2025, có nghĩa là gấp đôi lợi nhuận cho một cơ sở sản xuất điển hình. Với rất nhiều người, số hoá đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp kế tiếp.
Tuy nhiên để đến được đó không phải dễ dàng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn vào thiết bị, đào tạo nhân sự và kỹ thuật (R&D - nghiên cứu và phát triển). Và tất cả sẽ được định hình trong quản trị thông tin, các chuẩn mực hành vi liên quan đến việc tạo, truyền, lưu trữ, phân tích, sử dụng, đánh giá, bảo mật và xoá thông tin. Các chuẩn mực, hay nguyên tắc, vẫn đang được cải thiện. Các quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đang bắt đầu bàn đến điều này do bị hấp dẫn bởi lợi ích nó đem lại. Bất cứ quốc gia nào thắng thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho các nhà sản xuất trong nước.
Các yếu tố quản trị thông tin
Quản trị thông tin, mặc dù vẫn đang trong quá trình phát triển, nhưng có thể xác định các yếu tố chính như sau: các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thương mại điện tử và AI. Nhưng nó hoàn toàn không bị giới hạn trong các yếu tố này.
Tiêu chuẩn kỹ thuật được thể hiện trong những nguyên tắc hay hướng dẫn về nguyên liệu, sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ, thường dựa trên các công nghệ thể hiện sở hữu trí tuệ (IP). Không có những tiêu chuẩn này để quản trị thông tin trong và giữa các xưởng và hệ thống cung ứng thì không thể có sản xuất thông minh.
An ninh mạng. Sản xuất thông minh phụ thuộc vào chuỗi giá trị tích hợp cao mà trong đó an ninh mạng đáng vai trò lớn. Chuỗi giá trị bao gồm đầy đủ các hoạt động mà doan nghiệp phải thực hiện để đem một sản phẩm hoặc dịch vụ tới cho khách hàng. Tích hợp công nghệ thông tin (IT) và kỹ thuật vận hành (OT), điều kiện cần cho sự ra đời của nhà máy thông minh, đặt ra các thách thức cụ thể. Hầu hết các hệ thống OT hiện tại đều không thể thêm tính năng đảm bảo an ninh mạng mà không gây ra tác động không mong muốn lên sản xuất.  
Bảo mật dữ liệu. Sản xuất thông minh liên quan tới quá trình thu thập và quản lý dữ liệu cá nhân (của công nhân, khách hàng và nhà cung cấp) ngày càng chịu nhiều sự quản lý từ địa phương, tiểu bang, liên bang và quốc tế. Dữ liệu sẽ ngày càng có giá trị giống như nguyên liệu đầu vào và tài sản cho các nhà máy sản xuất, góp phần định hình mối quan hệ giữa các nhà máy, công nhân, khách hàng và nhà cung cấp. Từ đó yêu cầu sự chú trọng quyền riêng tư. Ví dụ, Quy tắc bảo vệ dữ liệu chung của Hội đồng Châu Âu (GDPR) có hiệu lực từ 25/03/2018 có tác động mạnh tới các khu vực không thuộc khối EU và định ra những thay đổi trong sản xuất toàn cầu.
Thương mại điện tử đang thâu tóm dữ liệu chuỗi giá trị - dịch vụ toàn cầu cho phép sản xuất thông minh và các nền tảng - ứng dụng khác vận hành. Khi các quốc gia ban hành chính sách có lợi cho ngành công nghiệp trong nước dễ thấy là những tranh chấp quốc tế về thương mại điện tử sẽ trở nên thường xuyên hơn. Tầm nhìn về quản trị thương mại điện tử có thể quan sát được trong những hiệp định thương mại mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được ký kết giữa 11 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, từ thiết kế sản phẩm, đào tạo công nhân, tạo ra các robots phối hợp (cobots), nâng cao kiểm soát chất lượng và tối ưu chuỗi cung ứng. Những ứng dụng trong tương lai có thể đòi hỏi sự đổi mới các nguyên tắc cũ và/hoặc phát triển nguyên tắc mới để giải quyết những vấn đề như xe tự lái, thiết bị y tế và hàng không. Các quy chuẩn AI, do đó, sẽ ảnh hưởng tới sản xuất thông minh.
Không quá khó để thấy sản xuất thông minh sẽ bị định hình và giới hạn bới các yếu tố quản trị thông tin. Khả năng tương tác, yếu tố then chốt đối với sự ra đời của Công nghiệp Internet, không thể thực hiện nếu không có những quy chuẩn kỹ thuật. Lý do các doanh nghiệp còn chần chừ đầu tư vào hội nhập chuỗi cung ứng là an ninh mạng lỏng lẻo, dù xảy ra ở bất cứ mắt xích nào trong chuỗi cung ứng phức tạp và nhiều mặt, cũng sẽ gây tổn thương cho các nhà sản xuất. Các chính sách hạn chế luồng thông tin giữa các quốc gia, ví dụ yêu cầu địa phương hóa dữ liệu, sẽ trở thành những rào cản phi thuế quan.
Hương Giang lược dịch (Issues Sci. Technol.)

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 6
  • 9
  • 4
  • 3
  • 4