Thứ bảy, 20/04/2024 | 03:50 - GMT+7

Cách mạng chuyển đổi số: Doanh nghiệp công nghệ tiên phong

“Chuyển đổi số" là chủ đề nóng thường được thảo luận trên các diễn đàn doanh nghiệp. Các tên tuổi lớn về công nghệ thông tin Việt Nam đang có những bước đi rõ ràng để cụ thể hóa cuộc cách mạng chuyển đổi này.

20/04/2020 - 08:41

Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm rất khác so với cuộc cách mạng số hóa (Digitalization) trước đó. Chuyển đổi số không phải đơn giản chỉ là áp dụng hàng loạt những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng thời tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Đây có thể coi là một quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp và cá nhân sẽ buộc phải tuân theo trong bối cảnh công nghệ thông tin và internet đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chuyển đổi số cũng mang lại những lợi ích vượt bậc chưa từng có như giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức.

Chuyển đổi số tại Việt Nam

Đầu 2020, các nhà mạng lần lượt cho thử nghiệm thành công mạng 5G tại 4 thành phố lớn. Ảnh ST

Ngày 20.3, Văn phòng Chính phủ cũng đã ra Văn bản chỉ đạo về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ lớn đang tích cực hưởng ứng định hướng này. Từ rất sớm các nhà mạng lâu đời tại Việt Nam đã có những chiến lược rõ rệt để “quyết tâm không đi sau".

Cụ thể, kể từ 2016 hàng triệu người dùng toàn quốc đã và đang được trải nghiệm hệ thống internet được đánh giá là có độ ổn định cao với mật độ phủ sóng 4G gần như tại mọi thành phố lớn.

Một bước tiến nhảy vọt trong công nghệ viễn thông nước ta là đầu năm 2020, 4 thành phố lớn đã được thử nghiệm thành công mạng 5G.

Sóng 5G được đánh giá là tương lai của kỷ nguyên của thời đại Internet of Things (IoT), sự việc có thể coi là bước tiến thực sự so với thế hệ 4G LTE trước đó. Các ứng dụng của 5G gồm điều hành Chính phủ điện tử, giám sát hệ thống giao thông theo giời gian thực, thực hiện phẫu thuật y tế từ xa hay những trải nghiệm giáo dục và giải trí với công nghệ thực tế ảo và điện toán đám mây...

Nắm được tầm quan trọng của nghiên cứu công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ trong nước đã và đang tập trung mạnh mẽ cho nghiên cứu công nghệ cao như ứng dụng trên Cloud, IoT, máy học, trí tuệ nhân tạo… cũng đã được xuất bản tại nhiều tờ tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín thế giới. Cuối năm 2019, các nhà nghiên cứu thuộc Tổng công ty công nghệ cao Viettel đã trình bày kết quả trình bày kết quả nghiên cứu về phương pháp định vị và bắt bám đa mục tiêu phát tín hiệu mode-S tại hội nghị hàng đầu thế giới về xử lý tín hiệu và hệ thống thông tin IEEE (International Conference on Signal Processing and Communication Systems). Nghiên cứu được đánh giá cao bởi các nhà khoa học uy tín thế giới. Điều này cho thấy sức mạnh của tri thức trẻ Việt Nam.

Các nghiên cứu - ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, big data trong việc  thiết lập tổng đài tự động, phân tích dữ liệu, theo dõi sức khỏe thương hiệu, dự báo khủng hoảng… cũng đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp.

Trong công cuộc hoàn thành bộ giải pháp Chính phủ số, các doanh nghiệp cũng đóng góp bằng các đề án triển khai phần mềm chi tiết gồm Cổng chính phủ Điện tử, Hệ thống quản lý tài liệu điện tử, Lưu trữ thông tin điện tử…

Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp công nghệ lớn Việt Nam đang chứng tỏ sự nhạy bén, khả năng làm chủ nền tảng công nghệ bài bản, góp phần thúc đẩy, hiện thực hoá Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ.

Nhật Minh tổng hợp

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 9
  • 6
  • 0
  • 0