Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:07 - GMT+7

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực sản xuất giấy

Ngành sản xuất giấy không đứng ngoài cuộc trong thời đại bùng nổ công nghệ. Tối ưu hóa sản xuất theo xu hướng công nghệ 4.0, đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời mở ra khả năng mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp.

06/04/2020 - 11:14
Ngành sản xuất giấy không đứng ngoài cuộc trong thời đại bùng nổ công nghệ. Tối ưu hóa sản xuất theo xu hướng công nghệ 4.0, đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời mở ra khả năng mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp.
Cơ hội và thách thức
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp bắt buộc phải cập nhật các công nghệ sản xuất tiên tiến mới có thể cạnh tranh, hội nhập sâu chơi toàn cầu.
Tuy nhiên, thực tế là không nhiều doanh nghiệp dám mạnh dạn đầu tư công nghệ. Đối với ngành giấy cũng không ngoại lệ.
Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp mà còn giảm sức cạnh tranh chung của ngành sản xuất giấy Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, ngành giấy đã và đang trải qua giai đoạn “thanh lọc”, theo hướng quy mô và hiện đại hơn. Những đơn vị sản xuất rập khuôn theo quy trình cũ mất thị phần, dần biến mất khỏi bản đồ ngành, nhường chỗ cho những doanh nghiệp dám đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại. Từ đó dần hình thành những đầu tàu có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy toàn ngành giấy phát triển.
Ứng dụng công nghệ trong ngành giấy
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực sản xuất giấy  - ảnh 1
Ứng dụng công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy tái chế
Trong số các doanh nghiệp dám mạnh dạn thay đổi có thể kể tên Nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang). Vừa qua doanh nghiệp đã chi đến 650 triệu USD đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp.
Dây chuyền sản xuất bột giấy của Nhà máy sử dụng công nghệ xử lý giấy phế liệu tiên tiến của Mỹ do công ty KBC cung cấp. Đây là đơn vị uy tín hành đầu thế giới về cung ứng thiết bị sản xuất bột giấy.
Dây chuyền đóng gói sản phẩm và điều khiển tự động cũng góp phần không nhỏ giúp nhà máy nâng cao hiệu suất và hạn chế sai sót kỹ thuật.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đồng bộ trong các dây chuyền sản xuất đồng thời mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường.
Ông Patrick Chung, Tổng giám đốc Công ty Lee & Man Việt Nam, chia sẻ chi tiết về điều này, “Để xử lý khí thải tại nhà máy nhiệt, doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn và công nghệ xử lý khí thải lưu huỳnh bằng đá vôi, lọc bụi bằng túi vải, hệ thống xử lý Nox... Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hàng chục tỉ đồng cho hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định, với mong muốn đầu tư sản xuất an toàn môi trường hơn là lợi ích kinh doanh”.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 và dịch vụ ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) sâu rộng có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3.750 tỉ đồng trong 2 thập kỷ tới và tăng trưởng thêm 1,3% mỗi năm. Đồng thời, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sẽ có cơ hội nắm bắt xu hướng thị trường nhanh nhạy, điều chỉnh sản xuất phù hợp xu thế, nâng cao chất lượng, tối ưu chi phí và tăng tính cạnh tranh.
Hải Yến

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 4
  • 0
  • 3
  • 5