Thứ năm, 25/04/2024 | 19:01 - GMT+7

Bảo tàng 4.0 ở TP.HCM: Quét mã QR, nghe thuyết minh tự động

Trong mục tiêu xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, thời gian qua, một số bảo tàng trên địa bàn TP đã nâng cấp, ứng dụng công nghệ vào việc thuyết minh, giới thiệu hiện vật, giúp khách tham quan tìm kiếm thông tin dễ dàng, tiện lợi.

01/03/2020 - 00:08

Bảo tàng tương tác thông minh

Nếu như trước đây, muốn tìm hiểu tất cả hiện vật, sự kiện lịch sử liên quan đến thời niên thiếu của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) chúng ta phải đi theo đoàn hoặc tập hợp nhiều người thì mới có hướng dẫn viên đi theo phục vụ.

Nhưng từ khi ứng dụng công nghệ đến nay, du khách đi một mình vẫn được nghe giọng thuyết minh bởi vì nơi đây đã có sự thay đổi để theo kịp thời đại. Theo nhân viên tại đây, từ năm 2018, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã ứng dụng công nghệ tại phòng “Thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng” giúp khách tham quan có thể nghe thuyết minh tự động. Điều này tạo sự hấp dẫn, tiện lợi cho du khách trong nước lẫn quốc tế.

Quét mã QR, nghe thuyết minh tự động tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Du khách chỉ cần có điện thoại thông minh có kết nối internet, sau đó vào app store hoặc CH play tải phần mềm mang tên “TDT Museum” về điện thoại. Khi biểu tượng hiển thị trên màn hình điện thoại, chúng ta bấm vào sẽ hiện ra 4 danh mục: tiểu sử, chủ đề, giới thiêu, QR code. Khi nhấn vào tiểu sử, du khách sẽ được nghe giới thiệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của bác Tôn; ở mục chủ đề, tùy vào mục đích, quý khách có thể chọn tìm hiểu về thời niên thiếu, bối cảnh Long Xuyên hoặc câu chuyện đời thường của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Với mục QR code, khi khách tham quan quét mã QR code tại phòng trưng bày này sẽ được nghe thuyết minh về các hiện vật có liên quan đến bác Tôn, chẳng hạn như: cù nèo (móc cỏ); nọc cấy (cấy lúa); thùng táo (đông lúa)…

Chị Dung, nhân viên bảo tàng, cho biết hiện phòng “Thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng” là nơi duy nhất có ứng dụng công nghệ, sắp tới bảo tàng sẽ tu sửa và phủ sóng toàn bộ công nghệ để khách đến khu nào cũng có thể thoải mái tìm hiểu thông tin cần tìm.

Tìm hiểu bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng Smart Museum

Ứng dụng này đang được vận hành tại phòng trưng bày “Chân dung bà mẹ Việt Nam anh hùng miền Nam và TP.HCM” thuộc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Q.3). Với ứng dụng chiếc smart phone, khách tham quan có thể cài app “Bảo tàng PNNB” (chạy cả trên nền Android và IOS) vào thiết bị. Khi vào phòng trưng bày, ở cự ly cách hiện vật 1m, các thông tin hình ảnh sẽ hiển thị trên app. Bằng cách này, ngoài việc trực tiếp tham quan tại bảo tàng, công chúng có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhân vật, hiện vật đang được trưng bày, hoặc được cung cấp sâu hơn về tiểu sử nhân vật, các clip hoạt động liên quan...

Chân dung bà mẹ Việt Nam anh hùng trong khuôn viên Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Điều thú vị khi tham quan phòng trưng bày chân dung và tư liệu mẹ Việt Nam anh hùng, ngoài tranh vẽ, tượng khắc, thông qua các hiện vật còn lưu giữ được, công chúng ngày nay sẽ hình dung được một phần cuộc chiến tranh Việt Nam thông qua cuộc đời của các bà mẹ. Đó là những chiếc rổ xúc cá, giỏ đựng trầu, cối đâm tiêu…và nhiều vật dụng gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người phụ nữ miền Nam “anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ được xây dựng vào năm 1985, tiền thân của là Nhà truyền thống phụ nữ Nam Bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau. Bên cạnh việc sưu tầm tư liệu, hiện vật về những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong chống ngoại xâm, từ năm 1994, bảo tàng đã chú trọng sưu tầm tư liệu hiện vật về những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong bảo tồn phát huy di sản văn hóa của dân tộc trong đó có hiện vật văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống...

Khách nước ngoài đang tham quan tại phòng trưng bày “Chân dung bà mẹ Việt Nam anh hùng miền Nam và TP.HCM” tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Nơi đây đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế đến tìm hiểu về mẹ Việt Nam anh hùng. Không chỉ vậy, nơi đây còn là nơi giáo dục học sinh, sinh viên TP về truyền thống vẻ vang của dân tộc như: sinh viên Trường ĐH KHXH-NV, ĐH Văn hóa, ĐH Văn Hiến, ĐH Hoa Sen…

Với những nét độc đáo và riêng biệt, mới đây, UBND TP.HCM đã công nhận Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là 1 trong 2 địa điểm du lịch mới của TP.HCM (cùng với chợ Bến Thành). Chị Loan, hướng dẫn viên tại bảo tàng, cho hay: "Ứng dụng Smart Museum chỉ là một mảng nhỏ của bảo tàng; sắp tới, bảo tàng sẽ cho khách thành một không gian mới với công nghệ hiện đại hơn”.

Theo Khampha

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 4
  • 7
  • 3
  • 2
  • 8