Thứ ba, 23/04/2024 | 20:23 - GMT+7

Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng, trước thực tế tiềm năng phát triển lực lượng doanh nghiệp KH&CN, từ nay đến hết năm 2020 Việt Nam có thể đạt mục tiêu đề ra là hình thành 5.000 doanh nghiệp KH&CN.

27/02/2020 - 10:59

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng, trước thực tế tiềm năng phát triển lực lượng doanh nghiệp KH&CN, từ nay đến hết năm 2020 Việt Nam có thể đạt mục tiêu đề ra là hình thành 5.000 doanh nghiệp KH&CN.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, tính đến thời điểm này, theo tiêu chí doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp đủ điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong đó, có 468 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ tính đến tháng 8/2019; 36 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao (19 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao và 17 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao); hơn 800 doanh nghiệp đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chưa đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hơn 1.400 doanh nghiệp phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; hơn 400 doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Để phấn đấu đạt mục tiêu, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu hình thành 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2020 là chặng đường đầy "gian nan", cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ... Thực tế, lực lượng doanh nghiệp KH&CN chưa nhiều về mặt số lượng như kỳ vọng nhưng đã tác động tới phát triển kinh tế-xã hội khá rõ nét, tạo ra xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, trước thực tế tiềm năng phát triển lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, từ nay đến hết năm 2010, Việt Nam có thể đạt mục tiêu đề ra là hình thành 5.000 doanh nghiệp KH&CN. Bởi thực tế tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký doanh nghiệp KH&CN.

Đây cũng là rào cản làm chậm mục tiêu đề ra, bởi nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hưởng các ưu đãi ở lĩnh vực khác với mức cao hơn hoặc tương đương. Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đầy đủ dẫn đến một số ưu đãi cho doanh nghiệp KH&CN chưa đồng bộ với hệ thống các chương trình, đề tài của các ngành, các cấp...

Nhằm đạt mục tiêu đề ra, Bộ KH&CN đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, đảm bảo sự hợp tác, thống nhất giữa các cơ quan chức năng thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN; đồng bộ hóa hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN và đổi mới sáng tạo; chú trọng thực hiện cơ chế giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước…

Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN; chương trình hỗ trợ ươm tạo, thành lập và phát triển doanh nghiệp; triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025...

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, Bộ sẽ tập trung ban hành chính sách thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung nhằm hình thành các cơ sở ươm tạo tiệm cận với mô hình ươm tạo của các nước trong khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh công tác quản lý đảm bảo mục tiêu phát triển 5.000 doanh nghiệp KH&CN năm 2020. Đặc biệt, tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp KH&CN, nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp KH&CN để doanh nghiệp này trở thành một thương hiệu mạnh, có lợi thế cạnh tranh, phục vụ đắc lực việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: Báo Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cùng chuyên mục

Cần chính sách đột phá phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

22/04/2024 - 08:40

Theo các chuyên gia, để nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, cần có cơ chế, chính sách đột phá như: Hỗ trợ học phí, các ưu đãi về đất đai để xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và đào tạo...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 1
  • 6
  • 5
  • 7
  • 5