Chủ nhật, 15/09/2024 | 13:18 - GMT+7
Lĩnh vực bán lẻ đang dần chuyển hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ phát triển và không ít người mua hàng đã từ bỏ thói quen mua sắm tại cửa hàng.
11/04/2019 - 14:52Lĩnh vực bán lẻ đang dần chuyển hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ phát triển và không ít người mua hàng đã từ bỏ thói quen mua sắm tại cửa hàng.
Từ các ứng dụng thực tế tăng cường (AR) đến các cửa hàng thông minh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà bán lẻ đang tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật số để tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng và mở rộng biên lợi nhuận của mình.
Nhiều nhà bán lẻ trên thế giới đã hợp nhất trải nghiệm tại cửa hàng của họ với các nền tảng trực tuyến. Một trong số đó là mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng. Dịch vụ này cho phép các công ty mở rộng dịch vụ giao hàng của mình cho người mua hàng trực tuyến, đồng thời tạo kết nối vật lý bằng cách giới thiệu khách hàng tại cửa hàng và cung cấp các ưu đãi kèm theo.
Theo giới chuyên gia dịch vụ mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng không phải là khái niệm mới đối với bán lẻ, nhưng dự kiến sẽ được mở rộng hơn nữa trên thị trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ. AR được ứng dụng với mục tiêu là giúp khách hàng có thể mua sản phẩm nội thất và đồ trang trí trong nhà một cách thuận tiện và phù hợp ngay trên thiết bị thông minh di động (như Ikea thực hiện).
Song AR và VR đã cho thấy khả năng ứng dụng nhiều hơn trong các hoạt động tại cửa hàng và mua sắm đa kênh. Ví như các máy quét trong ứng dụng Walmart Wal AR vừa đưa vào hoạt động, cho phép người dùng quét toàn bộ giá và mã vạch sản phẩm, giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán...
Internet vạn vật (IoT) cũng được dự đoán là một trong những xu hướng đáng chú ý của ngành bán lẻ. Theo đó, các cửa hàng không cần người thu ngân dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi các nhà bán lẻ sử dụng hệ thống thẻ đọc tự động khấu trừ chi phí các mặt hàng từ ứng dụng thanh toán di động của người dùng.
Cuối cùng tất cả những ứng dụng công nghệ này sẽ giúp loại bỏ việc phải đứng chờ thanh toán đầy nhàm chán cho người mua hàng tại các cửa hàng hay siêu thị. Ước tính, các thao tác thanh toán tự động có thể giảm tới 75% nhu cầu sử dụng nhân viên thu ngân, tiết kiệm 150 tỷ đến 380 tỷ USD mỗ năm cho ngành bán lẻ vào năm 2025 (theo nghiên cứu của McKinsey).
Robot bán lẻ, kệ thông minh cũng sẽ gia tăng, từ đó giảm các tác vụ cần sự can thiệp của con người như ghi chú các mặt hàng bị hết hoặc thất lạc...
Trí tuệ nhân tạo (AI), động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng sẽ gia tăng ứng dụng vào ngành bán lẻ, giúp giảm chi phí vận chuyển, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và cao hơn là "điều hành" một hệ thống bán lẻ... Mở đầu là cửa hàng Amazon Go khai trương hồi cuối năm ngoái tại trung tâm thành phố San Francisco, Mỹ, được vận hành hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo.
Nhờ AI, người tiêu dùng cũng có thể đặt câu hỏi và nhận được các kết quả đề xuất được cá nhân hóa từ các lần mua trước dựa trên hành vi, tính cách và đặc điểm của họ.
Theo một số báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường, năm 2018, chi tiêu cho AI đã đạt 219 tỷ USD, với 71% doanh nghiệp ở Anh và Mỹ áp dụng một số hình thức AI.
Nghiên cứu của IMRG (một thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ qua mạng) cho thấy, mua sắm trên thiết bị di động dự kiến sẽ phát triển vào năm 2019. Sự phát triển của các ứng dụng bán lẻ là xu hướng mua sắm trên smartphone, với gần 70% người tiêu dùng từ 16-24 tuổi thích sử dụng hơn là các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Các nhà bán lẻ cũng đang được khuyến khích sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, WhatsApp, Instagram... để kết hợp vào các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của họ.
Nguồn: VOV
Doanh nghiệp công nghệ cao TP.HCM phải đáp ứng các tiêu chí, như doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm, thì sẽ được đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà.