Thứ tư, 24/04/2024 | 05:43 - GMT+7

Internet vạn vật và dữ liệu lớn: Tương lai ngành sản xuất chất bán dẫn

CEO Tokyo Electron Toshiki Kawai cho rằng tăng trưởng nhu cầu chất bán dẫn trong tương lai sẽ không dựa vào doanh số smartphone, mà phụ thuộc vào dữ liệu lớn (big data) cùng lĩnh vực khá mới là internet vạn vật (IoT).

06/10/2018 - 08:59

CEO Tokyo Electron Toshiki Kawai cho rằng tăng trưởng nhu cầu chất bán dẫn trong tương lai sẽ không dựa vào doanh số smartphone, mà phụ thuộc vào dữ liệu lớn (big data) cùng lĩnh vực khá mới là internet vạn vật (IoT). 

Cơ sở sản xuất của Tokyo Electron tại Miyagi Prefecture

ẢNH: NIKKEI ASIAN REVIEW

Theo CNBC, Tokyo Electron là hãng Nhật Bản chế tạo thiết bị cần thiết để sản xuất chất bán dẫn, có vốn hóa thị trường khoảng 23,83 tỉ USD. Ông Toshiki Kawai chia sẻ: “Nói đến tương lai, chúng tôi tin rằng IoT sẽ là cốt lõi của mọi thứ. Dữ liệu lớn xuất phát từ đó sẽ quyết định nhu cầu chất bán dẫn”.

Sếp Tokyo Electron nói thêm rằng nhiều công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thế hệ di động thứ năm cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu chất bán dẫn. IoT cơ bản mô tả hàng triệu thiết bị vật lý, chẳng hạn như tivi thông minh, thiết bị gia dụng và ô tô, có kết nối với internet và có thể được đồng bộ hóa. Từ đó, người dùng kiểm soát cùng lúc được mọi thứ.

“Sẽ không còn như quá khứ khi chu kỳ silicon bắt đầu và kết thúc với số lượng smartphone bán ra. Chúng tôi đang xem xét một giai đoạn phát triển khác”, ông Kawai nói.

Doanh thu chất bán dẫn toàn cầu trong năm 2017 đạt 420,4 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm 2016, theo số liệu từ hãng nghiên cứu Gartner. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ thị trường chip bộ nhớ, nơi nguồn cung yếu đẩy giá lên cao hơn.

Song nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư dự báo rằng ngành chất bán dẫn sắp sụt giảm đáng kể vì giá chip nhớ giảm đi, mức tồn kho tăng cao và nhu cầu trong các ngành nghiệp tăng trưởng mạnh yếu hơn. Các yếu tố chính thúc đẩy thu cầu chip nhớ là điện thoại thông minh, máy vi tính và trung tâm dữ liệu. Mới đây, một nhà phân tích cho biết nhu cầu trong cả ba mảng đó đang tệ hơn đáng kể và vì thế, các nhà cung ứng phải gánh hàng tồn kho.

Ngoài ra còn lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra. Ông Kawai cho biết căng thẳng thương mại đến nay chưa tác động lên Tokyo Electron, song công ty sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, đặc biệt là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình thương mại trong ngắn hạn.

Một lo ngại khác với các nhà sản xuất chip lớn là một số hãng công nghệ đã bắt đầu tự tạo bộ vi xử lý riêng, có thể chạy phần mềm trí tuệ nhân tạo. Trong số này có Alphabet, Facebook, Apple và Alibaba.

Với Tokyo Electron, hãng sản xuất thiết bị và công nghệ mà các doanh nghiệp khác cần dùng để tạo chip riêng, cơ hội này rất hấp dẫn. “Chúng tôi tin rằng AI sẽ tăng trưởng trung bình 67% từ năm 2017 đến năm 2022”, ông Kawai cho biết, nói thêm rằng trí tuệ nhân tạo chín muồi với các lĩnh vực đổi mới, nơi sẽ rất cần thiết bị và công nghệ sản xuất chất bán dẫn của doanh nghiệp.

Theo Báo Thanh niên

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 2
  • 2
  • 2
  • 3
  • 5