Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:05 - GMT+7

Doanh nghiệp công nghệ "đổ" tiền đầu tư 5 công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0

Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đang ưu tiên đầu tư vào 5 công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0: IoT, Big Data, AI, Cloud Computing và Blockchain.

19/09/2018 - 16:05

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang đáp ứng như thế nào với Cách mạng công nghiệp 4.0?

Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang thể hiện sự chủ động hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report nhằm phục vụ việc đánh giá và xây dựng danh sách Top Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018, trong đó, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đang ưu tiên đầu tư vào 5 công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0: IoT (Internet vạn vật kết nối), Big Data (Phân tích dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Blockchain (Khối chuỗi).

Đồng thời, các chuyên gia công nghệ tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng hai công nghệBig Data và Cloud Computing có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm qua; và IoT, Blockchain, AI sẽ là những ứng dụng tiềm năng phát triển cao trong 3 năm tới.

Top 5 công nghệ đang được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư, ứng dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp ngành công nghệ, Vietnam Report, tháng 06/2018.

Đặc biệt, AI (Trí tuệ nhân tạo) được các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đánh giá là xu hướng công nghệ “nóng” nhất hiện nay,tiếp theo xu hướng của công nghệ thế giới. Hơn 50% doanh nghiệp công nghệ tham gia khảo sát cho biết đã và đang đầu tư cho AI trong một số hoạt động của doanh nghiệp và 33% cho biết đang nghiên cứu và dự định đầu tư trong 12 tháng tới. Ứng dụng AI được nhận định có tiềm năng phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 là nhận dạng giọng nói, khuôn mặt (78%), phân tích dự báo (67%) và trợ lý ảo (67%).

Doanh nghiệp có đang đầu tư cho AI? Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp ngành công nghệ, Vietnam Report, tháng 06/2018

Tuy nhiên, để ngành công nghệ Việt Nam thực sự vươn lên ngang hàng cùng với các nước phát triển trên mặt trận công nghệ, các doanh nghiệpvẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo khảo sát của Vietnam Report từ chính phía nhu cầu của doanh nghiệp và nhận định chuyên gia trong ngành, 3 thách thức lớn nhất hiện nay các doanh nghiệp gặp phảilà: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; Thiếu chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, và Vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo, chưa có môi trường bảo hộ chặt chẽ cho doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề về các chính sách chưa theo kịp các khái niệm mới của cách mạng công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp phần mềm coi là rảo cản lớn nhất đối với sự phát triển doanh nghiệp.

Top 3 khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ. Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp và chuyên gia ngành công nghệ, Vietnam Report, tháng 06/2018

 

Hình ảnh CEO, Uy tín của Doanh nghiệp và truyền thông của các Doanh nghiệp Công nghệ

Uy tín trên truyền thông của các doanh nghiệp công nghệ được Vietnam Report nghiên cứu thông qua dữ liệu mã hóa các bài báo trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng như Cafef, VnExpress, VnEconomy, Saigon Times, Vietnam Investment Review… và một số chuyên trang về công nghệ có lượng truy cập cao bao gồm Ictnews, TechTimes Vietnam, PCWorld Vietnam… trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018. Qua đó, thông tin chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin và viễn thông trong top đầu như Viettel, FPT, VNPT, CMC, VNG, chỉ riêng top 5 này đã chiếm 61,2% lượng coding unit mã hóa; đây cũng là các công ty có nhóm chủ đề bao phủ lớn trên truyền thông với số lượng trên 10 nhóm chủ đề (trong tổng số 24 nhóm chủ đề nghiên cứu).

Phần trăm đơn vị mã hóa (coding unit) và lượng chủ đề của top 5 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông. Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018

Đặc biệt, có thể thấy uy tín của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam luôn gắn với uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp. Những doanh nghiệp công nghệ cao cũng là các doanh nghiệp có tần suất xuất hiện của lãnh đạo doanh nghiệp rất cao và tích cực trên các kênh truyền thông chính thống.

Các CEO của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín có tần suất xuất hiện trên truyền thông cao. Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018

Tuy nhiên, về tổng quan, sự xuất hiện trên truyền thông của doanh nghiệpcông nghệ thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống, còn khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp của các ngành khác. Đây là một điểm yếu hạn chế tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam cần phải chủ động hơn trong truyền thông và quản lý danh tiếng của doanh nghiệp mình.

Ngày 10/07/2018, Vietnam Report phối hợp cùng VietnamNet đồng công bố Top Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018 - những doanh nghiệp được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong giúp nền kinh tế Việt Nam tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Uy tín của các doanh nghiệp công nghệ được đánh giá lượng hóa một cách khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá tài chính doanh nghiệp, đánh giá uy tín doanh nghiệp trên truyền thông bằng phương pháp media coding, khảo sát các chuyên gia ngành công nghệ và các công ty trong ngành, được công bố theo 2 Danh sách: Top 5 Doanh nghiệp công nghệ thông tin – viễn thông uy tín và Top 10 Doanh nghiệp giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống uy tín.

Top 5 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin – Viễn thông uy tín năm 2018. Nguồn: Vietnam Report, Top Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018, tháng 07/2018
 
Top 10 Doanh nghiệp Giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống uy tín năm 2018. Nguồn: Vietnam Report, Top Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018, tháng 07/2018
 

Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 4
  • 8
  • 7
  • 9
  • 1