Thứ tư, 24/04/2024 | 12:28 - GMT+7

Hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao

Bosch cùng DVET, GIZ và LILAMA 2, vừa tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác công - tư về việc “Lồng ghép các yêu cầu của Công nghiệp 4.0 vào giáo dục nghề nghiệp.

27/08/2018 - 10:31

Vừa qua, Bosch cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Directorate of Vocational Education and Training - DVET), Tổ chức Hợp tác Quốc tế  Đức - GIZ và Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác công - tư về việc “Lồng ghép các yêu cầu của Công nghiệp 4.0 vào giáo dục nghề nghiệp”.

Theo đó, Bosch sẽ lắp đặt phòng thực hành và cung cấp các thiết bị đạt chuẩn 4.0 tại LILAMA2, tham gia  phân tích nhu cầu về kỹ năng phù hợp với CMCN 4.0 và hỗ trợ LILAMA 2 điều chỉnh các chương trình đào tạo. GIZ sẽ hỗ trợ các đối tác điều phối hoạt động, tổ chức các hội thảo chuyên sâu, cung cấp các hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, đánh giá hiệu quả đề án,...Dự án sẽ được triển khai tại LILAMA2, sau đó nhân rộng tại các cơ sở đào tạo nghề dưới sự hỗ trợ của DVET.

Mục tiêu của thỏa thuận là tạo nên sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, nhằm nghiên cứu và thực nghiệm những điều chỉnh trong các chương trình đào tạo kỹ thuật, theo sát nhu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng số.

Chương trình hợp tác này là một trong những hoạt động hợp tác phát triển song phương Việt – Đức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Quá trình hợp tác kéo dài trong 3 năm với tổng đầu tư hơn 400.000 Euro, trong đó, Bosch và GIZ đóng góp tương đương mỗi bên 200.000 Euro.

Ông Guru Mallikarjuna, Tổng Giám đốc Bosch Việt Nam cho biết: “Nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao tại Việt Nam ngày một tăng cao, chúng tôi tin rằng dự án hợp tác này sẽ là một bước tiến quan trọng góp phần nâng cao trình độ và hỗ trợ người lao động tạo lợi thế cạnh tranh”.

Các bên đồng thuận hợp tác chặt chẽ với nhau trên bốn lĩnh vực sau:

Một là: Nâng cao nhận thức thông qua chương trình hội nghị chuyên sâu về kết quả của công nghiệp 4.0 trong việc đào tạo và phát triển nghề.

Hai là: Phân tích nhu cầu: tập hợp các chương trình đào tạo thực tiễn tốt nhất liên quan đến công nghiệp 4.0, phân tích nhu cầu và chuẩn bị điều chỉnh cho các chương trình đào tạo tại LILAMA 2.

Bà là: Phát triển và thử nghiệm các mô hình công nghiệp 4.0, trong đó bao gồm  việc đào tạo, nhân rộng hạt giống đào tạo là đội ngũ giảng viên cũng như doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.

Bốn là:  Đánh giá kết quả: đánh giá tính hiệu quả của dự án thử nghiệm, tích hợp mô hình đào tạo tương tự tại các cơ sở đào tạo nghề, đóng góp sáng kiến cho DVET.

Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng DVET cho biết: “Dự án thử nghiệm này vô cùng quan trọng với chúng tôi vì mô hình này có thể nhân rộng sang các các trung tâm đào đạo nghề khác trên cả nước".

Ngọc Diệp 

 

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 2
  • 3
  • 6
  • 3
  • 6