Thứ tư, 24/04/2024 | 03:36 - GMT+7

Công bố báo cáo Công nghiệp 2016

Năm 2015, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm 2014, trong đó ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm 2014, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%.

27/07/2016 - 09:08

Ngày 17/6/2016, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tổ chức Công bố Báo cáo Công nghiệp 2016 (IDR) 2016 với chủ đề: “Vai trò của công nghệ và đổi mới trong phát triển công nghiệp bền vững và toàn diện”.

Đổi mới khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp bền vững

 

Trong buổi Công bố Báo cáo Công nghiệp 2016 (IDR) 2016, ông Lê Hữu Phúc - Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong phát triển công nghiệp. Theo ông, công nghệ và đổi mới liên quan chặt chẽ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp, của nền kinh tế.

 

Ông Ludovico Alcorta, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Chính sách và Thống kê của UNIDO tại Áo đã có bài tham luận về báo cáo IDR. Tán thành quan điểm của ông lê Hữu Phúc, ông Ludovico Alcorta cũng đề cập đến tính cấp thiết của công tác hợp tác quốc tế để thúc đẩy việc thay đổi công nghệ và đạt được sự phát triển công nghiệp một các toàn diện và bền vững.

 

Theo ông Ludovico Alcorta, để đổi mới trong phát triển công nghiệp, Việt Nam cần chú trọng đến các yếu tố như: Công nghiệp hóa toàn diện và bền vững; Tăng trưởng, công nghiệp hóa và công nghệ; Tính toàn diện, bền vững và đổi mới và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo ông Ludovico Alcorta, để đổi mới phát triển công nghiệp, Việt Nam cần chú trọng đến tăng trưởng bền vững và năng lực cạnh tranh

Ông Ludovico Alcorta chia sẻ, để tiếp cận trình độ tiên tiến về phát triển công nghiệp bền vững không chỉ đòi hỏi tăng thu nhập mà còn phải nỗ lực để duy trì tăng trưởng, thúc đẩy tính toàn diện xã hội và phát triển theo hướng xanh hơn.

 

Công nghệ và thiết bị vốn là những động lực chính của cả sản xuất, tăng trưởng và phát triển. Nó có thể được thực hiện để phát minh ra công nghệ thúc đẩy các khả năng của con người để tạo ra nguồn mới có giá trị. Đó là điều cần thiết để phát triển các công nghệ dựa trên sự bổ sung giữa kỹ năng con người và công nghệ mới (công nghệ thích hợp).

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng kiếm tra, giám sát thiết bị máy móc tại nhà máy của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp ở KCN Phổ Yên

 

Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, báo cáo công nghiệp 2016 đánh giá cao vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ tới quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa với quá trình phát triển.

 

Cụ thể, năm 2015, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm 2014, trong đó ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm 2014, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%.

 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ ra rằng công nghệ có thể thúc đẩy cả ba khía cạnh của phát triển bền vững, đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng thay đổi cấu trúc của một quốc gia có thể thay đổi cấu trúc của một quốc gia có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài để bắt kịp với những nước phát triển ở trình độ cao hơn. Khía cạnh thứ hai liên quan đến sự bao trùm của quá trình thay đổi cấu trúc này về mặt giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm và phân bổ thu nhập, tài sản và phúc lợi xã hội công bằng hơn. Khía cạnh thứ ba là tính bền vững về mặt môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên và các tác động môi trường không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai.

Công nghệ, thiết bị và nguồn nhân lực là những động lực chính của cả sản xuất, tăng trưởng và phát triển

 

Như vậy, báo cáo công nghiệp 2016 của UNIDO đã cho thấy, công nghệ và đổi mới có liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Công nghiệp hóa bền vững và toàn diện có thể nhanh chóng đạt được khi các nhà hoạch định chính sách tạo điều kiện và đưa ra chính sách hợp lý cho quá trình công nghiệp hóa, tránh những sai lầm mà các nước khác đã vấp phải.

Theo tapchicongthuong.vn

Cùng chuyên mục

Cần chính sách đột phá phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

22/04/2024 - 08:40

Theo các chuyên gia, để nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, cần có cơ chế, chính sách đột phá như: Hỗ trợ học phí, các ưu đãi về đất đai để xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và đào tạo...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 2
  • 1
  • 2
  • 3
  • 6