Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng, xác lập (mục tiêu hành động) với 47 chỉ tiêu được chương trình hành động cụ thể với 62 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số.
Trước đây, câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam chỉ dừng lại ở số hóa dữ liệu, nhưng hiện nay, việc sử dụng các công nghệ hiện đại là bắt buộc, để dữ liệu tạo ra giá trị mới, khi đó mới được coi là chuyển đổi số thành công.
Khẳng định sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu và đầu tư sản xuất kinh doanh tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mong muốn các nhà đầu tư của Anh quan tâm đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao; sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm chế biến, chế tạo có công nghệ xanh, thân thiện với môi trường.
Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) đã chủ động triển khai thực hiện chương trình số hóa toàn diện mọi mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
P. Đà Nẵng có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện, đặc biệt là được chính quyền quan tâm phát triển.
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ Trung tâm dữ liệu (thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ, thuê lưu trữ) được chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây.
Ngày 22/9, tại, Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo Hợp tác Phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 với chủ đề “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”.
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã - hội, Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch hoạt động thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số tỉnh Nam Định năm 2023.
Ngày 15/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo phát triển công nghiệp công nghệ thông tin-Vietnam International Digital Hub tại Đồng Nai. Việc tổ chức hội thảo nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin vào Đồng Nai, địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế.
Nắm rõ vai trò của Chuyển đổi số trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Hà Nam luôn xem chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu thế tất yếu.
Đà Nẵng đã trở thành địa phương đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu blockchain riêng có tên là DaNangChain, với sự hỗ trợ của đội ngũ KardiaChain trong vai trò chuyên gia công nghệ.
Nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và phát triển hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) thành phố hiện đại, đồng bộ, đảm bảo năng lực và an toàn, an ninh thông tin, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi thu hút đầu tư và nguồn nhân lực. Hơn nữa, tỉnh Bình Phước còn quỹ đất dồi dào, chủ yếu là đất công, dễ xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
Trong năm 2022, tỉnh Hải Dương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu hướng tới hoàn thiện Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Một trong những mục tiêu quan trọng góp phần hoàn thành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2023 là đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu dân cư trong việc sử dụng các dịch vụ số.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố kết quả đánh giá, xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh – DTI năm 2022. Đây là năm thứ ba Bộ TT&TT tổ chức đánh giá và công bố xếp hạng về chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.