Theo xu hướng nghiên cứu, ứng dụng robot AI trong giao tiếp, phục vụ con người hướng tới xã hội số, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công robot IVASTBot.
Các kết quả mô phỏng cũng cho thấy sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn dọc theo cơ câu truyền động nhiệt cho phép giãn nở nhiệt tổng thể lớn hơn và do đó chuyển động tuyến tính cũng lớn hơn, điều này giúp củng cố đầu ra chuyển động quay thuận lợi hơn, từ đó thu được một góc xoay lớn hơn.
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Tiến Dũng thực hiện “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo lắp đặt nguồn ion theo công nghệ PIG cho máy gia tốc KOTRON13”
Ở Việt Nam, việc phát triển ứng dụng IoT đã được triển khai rất nhiều chung cư trung cấp đến cao cấp, do đó khái niệm Smarthome không còn xa lạ với nhiều người dân như trước đây, là sân chơi của các “ông lớn” trong lĩnh vực như BKAV, Lumi như trước mà còn mở rộng ra với rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ xây dựng nhà thông minh.
PGS. TS. Lê Văn Điểm cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính toán, thiết kế hoán cải và chế tạo ống phun tua bin khí xả tăng áp cho động cơ diesel tàu thủy nhằm cải thiện chất lượng công tác” từ năm 2018 đến năm 2019.
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; ngành vật liệu xây dựng sẽ được ưu tiên phát triển theo hướng ổn định bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên hiệu quả, ứng dụng các công nghệ hiện đại tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện nay chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp đã được thực hiện theo chương trình khung của Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Vấn đề đặt ra về thiết bị giảng dạy và thực hành các module chuyên môn nhằm đáp ứng đúng chương trình đào tạo và khả năng ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là vấn đề rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghề.
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hồ Chí Minh cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Hoa thực hiện “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm chân vịt nửa nước dạng cắt mặt lắp đặt trên các phương tiện chở khách cao tốc” với mục tiêu thiết kế ngược và công nghệ chế tạo chân vịt SSP tiên tiến theo kịp xu hướng của thời đại công nghiệp 4.0.
Trong nghiên cứu này, một đầu đo nhấp nháy đã được phát triển bằng cách sử dụng tinh thể CsI(Tl) ghép nối với mảng nhân quang silicon (SiPM - Silicon photomultiplier) nhằm thay thế cho ống nhân quang điện (PMT - Photomultiplier tube), với ưu điểm là đầu đo nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng.
Bài báo trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm lưu giữ cát và đề xuất giải pháp khắc phục theo hướng cần xem xét xu hướng của dữ liệu hơn là dựa tuyệt đối vào kết quả đầu ra.
Ngày nay, vấn đề lọc hài và bù công suất phản kháng trên hệ thống điện đã và đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là các tải tạo ra các thành phần hài trên hệ thống và tiêu thụ nhiều công suất phản kháng dẫn đến hệ số công suất thấp. Kết quả là chất lượng điện năng bị xấu đi.
Hiện nay trong nước đã có một số trường Đại học và Viện nghiên cứu được trang bị máng dòng chảy như viện Nghiên cứu thủy lợi, trường Đại học Thủy lợi v.v... tuy nhiên máng dòng chảy đều nhập khẩu của nước ngoài.
Điểm mới của nhóm nghiên cứu là ứng dụng màng nhôm oxit (AAO) chế tạo kinh kiện bán dẫn phát quang kích thước nm cấu trúc thanh nano. Từ đó, hình thành nên các đèn LED kích thước micromet (micro LED).
Chiếu xạ bằng tia điện tử và tia X đang ngày càng phổ biến vì những ưu điểm về công suất, an toàn bức xạ và không phải xử lý nguồn thải phóng xạ sau khi sử dụng. Tuy nhiên điện tử 10 MeV phát từ máy gia tốc có khả năng xuyên sâu kém, bị hấp thụ gần như hoàn toàn ở độ sâu 5,6 cm nước.
Thiết kế và chế tạo thành công thiết bị lọc không khí sử dụng công nghệ ion âm. Phần đo lường các chỉ tiêu chất lượng không khí sau khi qua thiết bị đã hoạt động tốt và cho phép hiển thị kết quả trên thiết bị cũng như trên Webserver.
Hệ thống điều khiển, giám sát kho lạnh bảo quản khoai tây giống tự động điều chỉnh các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm theo quy trình bảo quản đã đề xuất. Kết quả bảo quản về độ hao hụt và độ nảy mầm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
Bài báo trình bày kết quả thử nghiệm một hệ thống rửa tay, khử khuẩn, đo nhiệt độ tự động bởi các thiết bị điện tử nhúng và giám sát IoT thông qua kết nối wifi bởi vi mạch ESP8266.