Năm 2020, TS. Trần Quang Phú đã phối hợp với nhóm nghiên cứu tại Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thực hiện đề tài: “Lớp phủ tiên tiến trên hợp kim Al sử dụng phương pháp ô-xi hóa plasma trong dung dịch điện phân - Công nghệ và Cơ chế”.
Một nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Công nghệ Vật liệu Kết cấu Mới (ISMA), trong đó có Kawasaki Heavy Industries và Nippon Kinzoku đã tham gia chế tạo một tấm ván sàn cho tàu Shinkansen. Họ đã sử dụng hợp kim magiê khó cháy và nhẹ, đồng thời tiến hành các thử nghiệm hiệu suất trên một xe chạy thử.
Với mục tiêu giảm giá thành nguyên vật liệu và giảm tác hại với môi trường trong đúc đồng mỹ nghệ tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học của VIMLUKI đã nghiên cứu công nghệ chế tạo hợp kim mỹ nghệ hệ đồng silic (Cu – Si) có chất lượng cao, thay thế mác đồng mỹ nghệ truyền thống.
Hiện nay, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Đức là những nước xuất khẩu thép không gỉ. Khi làm chủ được công nghệ cán và đúc thép không gỉ, hàng năm Chính phủ các nước này đã tiết kiệm được một số lượng ngoại tệ khổng lồ từ việc không phải nhập thiết bị, sản phẩm thép không gỉ.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã phát triển được công nghệ sản xuất hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr, Cu-Be phục vụ sản xuất các chi tiết hàn, điện cực hàn trong ngành cơ khí.
Lần đầu tiên trong nước, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa TPHCM chế tạo thành công hợp kim nhôm (HKN) 6201, mở ra khả năng thay thế vật liệu nhập khẩu cho ngành sản xuất cáp điện nội địa.