Chiều ngày 21-11, bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc với các địa phương, đơn vị có liên quan bàn về việc triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEdx) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên địa bàn tỉnh.
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chiếm số lượng lớn, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do đặc thù về quy mô và tiềm lực nên việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của các DN gặp khó khăn, rất cần các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ.
Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án LinkSME tổ chức khóa đào tạo tập huấn "Tầm nhìn và hướng dẫn triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Khánh Hòa".
Ngày 23 tháng 9 năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025".
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 318.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tham gia chương trình chuyển đổi số SMEdx, tăng trưởng 760% so với năm 2021.
Vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 68 /KH-UBND về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2022 - 2025 (Kế hoạch).
Tin học hóa là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhằm hướng đến nền công nghiệp 4.0. Quá trình triển khai công nghệ thông tin trong các DNNVV còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng phần mềm máy tính vào từng khía cạnh và nội dung của quản trị doanh nghiệp. Xu thế hiện nay của các DNNVV là ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên biệt dưới hình thức SaaS, thay vì các hệ thống phần mềm quản lý tích hợp mọi chức năng như ERP.
Chuyển đổi số (CĐS) đối với doanh nghiệp, không còn chỉ là tầm nhìn, mà là nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng như xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, CĐS đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Ngày 24/9, Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) đã công bố Chương trình chuyển đổi số nhằm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố, tiếp cận với các gói giải pháp chuyển đổi số phù hợp.
Để chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành các dự án cụ thể và riêng biệt. So với những công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có nhiều hạn chế riêng, ví dụ: nguồn tài nguyên giới hạn. Bài báo khoa học này giới thiệu tổng quan đánh giá về một số kết quả đã được nghiên cứu và khả năng ứng dụng của chúng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SISME đã xây dựng nền tảng số kết nối cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị có thể áp dụng điều hành công ty từ xa, hướng tới số hóa quản trị và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh...
Được coi là lực lượng nòng cốt cho phát triển kinh tế nước ta, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để bắt kịp xu hướng CMCN 4.0. Làm được điều đó, những thách thức từ cuộc cách mạng này sẽ có cơ hội trở thành động lực phát triển, đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Ngày 23/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vào thế giới cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và Lễ công bố các doanh nghiệp (DN) đạt chuẩn tham gia chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca Cola.