[In trang]
Nhiều ứng dụng tiên tiến liên quan tới 5G sẽ bùng nổ trong năm 2020
Thứ hai, 03/02/2020 - 16:47
Trong năm 2020, nhiều ứng dụng tiên tiến liên quan tới 5G sẽ bùng nổ, với tần số cao hơn, kích thước nhỏ hơn.

Theo Dự báo 2020 của Keysight Technologies, nhiều dụng cụ dựa trên các phép đo sẽ là những yếu tố chính cho sự ra đời các sản phẩm và giải pháp công nghệ mang tới cuộc sống hàng ngày, và bản thân chúng cũng sẽ thay đổi khi các công nghệ đột phá được ứng dụng trong thực tế.  

Trong năm 2020, nhiều ứng dụng tiên tiến liên quan tới 5G sẽ bùng nổ, với tần số cao hơn, kích thước nhỏ hơn. Việc sử dụng phần mềm trong triển khai công nghệ sẽ vẫn phổ biến, đặc biệt trong các ứng dụng cho smartphone dựa trên mạng, vị trí hoặc điều hướng. Kết quả là, các phép đo phần mềm trong phần mềm sẽ tăng mạnh và, vì vậy, tính tương thích giữa các công cụ phần mềm sẽ được chú trọng. Nhiều tiêu chuẩn và chứng nhận mới sẽ được tạo ra, tác động đến quá trình phát triển sản phẩm, cũng như hoạt động marketing cần thiết để đảm bảo người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm lấy phần mềm làm trung tâm làm được gì và không làm được gì.

Cũng theo dự báo này, năm 2020 sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh các bộ xử lý chuyên dụng, như GPU và chip, có sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc kiến trúc AI để xác định cách thức một hệ thống mạng xử lý và định tuyến thông tin, đồng thời duy trì khả năng bảo mật, quyền riêng tư và tính toàn vẹn. Điện toán và thiết kế lượng tử sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2020, nhưng khi số lượng bít lượng tử (qubit) tăng lên thì khả năng kiểm soát, đo lường và sửa lỗi các hệ thống lượng tử sẽ rất quan trọng, ngay từ khi bắt đầu triển khai.

Khi việc đo đạc và vận hành loại máy tính này giao thoa nhau, những ai quan tâm tới xây dựng các máy tính lượng tử có tính thực tiễn (có khả năng ứng dụng thực tế) sẽ cần có kiến thức về công nghệ và kỹ thuật đo lường trước khi điện toán lượng tử được ứng dụng rộng rãi.

Các công ty sẽ bắt đầu kết nối những khối dữ liệu bằng kiến trúc đám mây hiện đại: tại doanh nghiệp, hay dịch vụ đám mây công cộng như AWS hay Azure. Với dữ liệu sẵn có, tập trung, các nhóm sẽ trao đổi trong quá trình phát triển sản phẩm, từ thiết kế ban đầu tới sản xuất và triển khai thực tế, và phản hồi ngược trở lại quá trình thiết kế. Lợi ích mang lại cho các nhóm này bao gồm khả năng thu thập và tái định dạng dữ liệu nhanh chóng, sửa lỗi thiết kế sản phẩm mới nhanh hơn, xác định các vấn đề tồn tại trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đó, để có được những lợi ích này, các nhóm cần đầu tư vào một hạ tầng điện toán, xác định cách thức lưu trữ dữ liệu, bao gồm vị trí tệp (file) và cấu trúc dữ liệu, cũng như lựa chọn các công cụ phân tích để chọn và xử lý dữ liệu nhằm xác định những sự cố bất thường và xu hướng của dữ liệu. Ngoài ra, các nhóm nhân viên cũng sẽ thay đổi cách thức họ làm việc để hướng tới những quyết định dựa trên phân tích dữ liệu.

Để đảm bảo tính năng của mình, trong năm 2020, công nghệ 5G sẽ tạo áp lực đáng kể lên hệ thống mạng, dẫn tới sự ra đời của trung tâm dữ liệu mới đồng thời với những điểm nghẽn mạng mới. Tuy nhiên, 5G đại diện cho sự phát triển và cách mạng kỹ thuật trên mọi mặt, nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức kỹ thuật mới trải rộng trong nhiều lĩnh vực.

Cũng trong năm nay, IoT sẽ nhanh chóng trở thành chủ đạo với ứng dụng rộng rãi trong thực tế, tăng ứng dụng trong khu vực công và các triển khai ngành công nghiệp khác. Bản sao số, hay khái niệm mô phỏng tái tạo hoàn chỉnh, chính là cảnh giới của các kỹ sư thiết kế.

Thu Hương