[In trang]
Nghiên cứu áp dụng vì chống neo trong các đường lò than khu vực khai thác lò chợ tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
Thứ ba, 14/05/2019 - 09:01
Sáng ngày 10/5/2019, tại văn phòng Bộ Công Thương, Hà Nội, tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu áp dụng vì chống neo trong các đường lò than khu vực khai thác lò chợ tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” do Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Vinacomin chủ trì thực hiện

Sáng ngày 10/5/2019, tại văn phòng Bộ Công Thương, Hà Nội, tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu áp dụng vì chống neo trong các đường lò than khu vực khai thác lò chợ tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” do Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Vinacomin chủ trì thực hiện. Tham dự buổi nghiệm thu có các thành viên trong Hội đồng tư vấn nghiệm thu đề tài theo quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 5 tháng 03 năm 2019 V/v thành lập hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khao học và công nghệ cấp Bộ năm 2018 do Viện KHCN Mỏ-Vinacomin chủ trì thực hiện; đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ và nhóm thực hiện đề tài.

Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mất ổn định, lựa chọn giải pháp công nghệ chống giữ bằng vì chống neo nhằm tăng cường độ ổn định đường lò than trong khu vực khai thác lò chợ giảm chi phí đào lò, khai thác và chống xén.

Trên cơ sở các nước có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển như Nga, Ukraina, Ba Lan, Trung Quốc, Úc đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng vì chống neo từ những năm 1980. Vùng than Kuzobass của Nga hiện nay, gần như toàn bộ các đường lò được chống giữ bằng vì chống neo. Tạicác nước như Trung Quốc,Nga có đến khoảng 90% khối lượng đường lò sử dụng vì chống neo để chống giữ các đường lò đào trong than, đá yếu đồng thời đã ứng dụng vì neochống lò để thay đổi một số loại sơ đồ công nghệ khai thác như là (Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương) không để lại trụ than bảo vệ nhằm tiết kiệm tài nguyên, năng cao hiệu quả trong khai thác than… 

Đại diện nhóm thực hiện đề tài trình bày báo cáo tổng kết tại buổi nghiệm thu.

Ngành khai thác than Việt Nam đã được thừa kế những thành tựu khoa học của thế giới. Các đường lò đào trong than khu vực khai thác tại Việt Nam cũng đãsử dụng các vật liệu chống giữ bằngvì chống gỗ, vì chống kim loại cho đến tận ngày nay. Song hành cùng với đó, vì chống neo cũng được nghiên cứu và triển khai áp dụng tại một số mỏ, tuy vậy khối lượng chống giữ bằng vì neo cho các đường lò than khu vực khai thác còn rất hạn chế và còn những tồn tại trong việc sử dụng vì chống neo ở lò than. Nguyên nhân là do điều kiện địa chất phức tạp, điều kiện áp dụng còn hạn chế ảnh hưởng chiều dày, góc dốc vỉa than lớn chưa được áp dụng nhiều . Trong các điều kiện này thì nóc lò dễ tụt lở, bong tróc tụt xuống gây mất ổn định biến dạng đường lò, mất an toàn cho sản xuất.

Bên cạnh đó, dây chuyền thiết bị thi công chống lò bằng vì neo nhất là thiết bị khoan neo là vấn đề quan trọng quyết định dẫn đến tốc độ đào lò, chất lượng, khả năng mang tải khi chống lò bằng vì neo.Trong giai đoạn hiện tại, công nghệ thi công chống vì neo thì thiết bị thi công khi lựa chọn còn chưa đồng bộ và đáp ứng được các điều kiện địa chất thay đổi, dẫn đến nhiều trường hợp khi gặp đá cứng thì khó khoan hay gặp đá sét mềm yếu bị kẹt choòng khoan nhất là khi khoan neo cáp với chiều sâu lỗ khoan lớn khoảng (8-10)m. Mặt khác còn phụ thuộc vào kỹ thuật cơ bản, tay nghề người công nhân còn chưa thành thạo dẫn đến găp nhiều khó khăn trong thi công. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi chống neo cho các đường lò than trong khu vực khai thác.

Trên cơ sở nghiên cứu tính toán lý thuyết; nghiên cứu trên mô hình số và kinh nghiệm thực tiễn chống giữ đường lò than khu vực khai thác sử dụng vì neo trên thế giới cũng như trong nước tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chống giữ gồm (1) Chống giữ đường lò than khu vực khai thác bằng vì chống hỗn hợp vì thép kết hợp với  vì neo (trong giai đoạn đầu thử nghiệm) (2) Chống giữ đường lò bằng vì chống neo ngắn kết hợp neo cáp dài. Hai giải pháp đều đáp ứng theonguyên lý chống vì neo là“nguyên lý treo; nguyên lý bản dầm và nguyên lý hỗn hợp (của 2 nguyên lý trên)”. Trong đó, với giải pháp (2), đường lò khu vực khai thác lò chợ được chống giữ hoàn toàn bằng vì chống neo, neo cáp đảm bảo khả năng chịu tải ngay của vì chống neo (chống chủ động) an toàn, hiệu quả nên giảm được chi phí chống lò, giảm chi phí vận chuyển vì chống, thi công dễ dàng, đồng thời cải thiện khả năng mang tải của vì chống neo trong các đường lò khu vực khai thác lò chợ. 

Kết quả đề tài: Đề tài đã đáp ứng được các nội dung nghiên cứu đề ra, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất mục tiêu sử dụng vật liệu mới chống lò bằng vì neo, thay thế vì chống sắt, chống gỗ truyền thống. Kết quả nâng cao được tốc độ đào lò tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động nặng nhọc của người công nhân làm việc trong hầm lò, hiện đang được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng vì chống neo trong các đường lò than khu vực khai thác lò chợ tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh

Cơ quan thực hiện: Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Vinacomin

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nông Việt Hùng

Thời gian thực hiện: 01/2018 – 12/2018

Vụ Khoa học và Công nghệ