[In trang]
Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghệ cao
Thứ hai, 20/08/2018 - 14:05
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một bước đi cần thiết trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển CNHT phải được cụ thể hoá phù hợp với năng lực nội sinh của nền công nghiệp Việt Nam nói chung và của từng vùng, địa phương nói riêng.

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một bước đi cần thiết trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển CNHT phải được cụ thể hoá phù hợp với năng lực nội sinh của nền công nghiệp Việt Nam nói chung và của từng vùng, địa phương nói riêng. Đối với Bắc Ninh, ngay từ khi tái lập tỉnh, chủ trương CNH, HĐH được cụ thể bằng định hướng phát triển công nghiệp theo 

Các dự án đầu tư của các công ty Canon, Foxconn, Microsoft, và các doanh nghiệp vệ tinh, các nhà cung cấp FDI…đã “phôi thai” ngành công nghiệp điện tử, tuy còn trong giai đoạn lắp ráp là chủ yếu, nhưng các dự án đều là công nghiệp công nghệ cao. Xuất phát từ đó, Bắc Ninh đã điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp, từ chỗ hoạch định 8 ngành chủ yếu sang tập trung xoay quanh ngành  Điện, điện tử; cơ khí chính xác; chế biến nông sản mà sản phẩm cuối cùng là ngành có điều kiện tiếp thu ứng dụng công nghệ tiên tiến và phát triển theo chuỗi giá trị. Đây là cơ sở bổ sung quy hoạch công nghiệp hỗ trợ và định hướng ưu tiên 3 ngành công nghiệp cơ bản, là bước cụ thể hoá chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, tạo lập công nghiệp mũi nhọn của tỉnh; được nhận thức từ thực tiễn công tác chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ phát triển công nghiệp.

Về CNHT, chủ yếu được hình thành và phát triển khá nhanh kể từ khi dự án của công ty Sam sung thực hiện (2008). Đến hết năm 2012, Bắc Ninh có khoảng 126 doanh nghiệp CNHT, đóng góp 14,6% giá trị sản xuất công nghiệp; năm 2016 có 430 doanh nghiệp CNHT, tạo ra khoảng 29% giá trị sản xuất công nghiệp, trong đó có 162 doanh nghiệp trong ngành điện, điện tử. 

Trước sự đòi hỏi của các công ty lắp ráp trong ngành, Bắc  Ninh tiến hành quy hoạch định hướng CNHT,theo quy hoạch phát triển đến 2020 và 2030 tại QĐ số 229/QĐ-UBND ngày30/6/2015 của UBND tỉnh là hướng vào công nghệ cao, với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu nắm vững các công nghệ mới chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI đã đầu tư trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp DDI tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh kiện, phụ tùng, vật tư, bao bì… cho các doanh nghiệp lắp ráp; sản xuất một số nguyên, vật liệu đầu vào; sản xuất và lắp ráp khuôn mẫu cho các chi tiết nhựa, nhôm, kim loại chuyên dùng. Từ 2020-2030 phát triển nhanh số các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ, và bước đầu tham gia cải tiến, thiết kế triển khai chi tiết linh kiện, sản phẩm.

Ông Vũ Đức Quyết, Giám đốc sở Công Thương nhận định, để thúc đẩy CNHT cần các nhóm giải pháp tạo bước đột phá phát triển CNHT, bao gồm thiết lập đầu mối và tổ chức hạ tầng khu,cụm công nghiệp để đáp ứng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính. Ưu tiên, phân bố các dự án 3 nghành trọng điểm theo hướng mỗi khu công nghiệp ít nhất có 2-3 dự án quy mô đầu tư vốn lớn, doanh nghiệp có thương hiệu cao để tạo sức lan tỏa và lôi kéo các doanh nghiệp vệ tinh. Trong lĩnh vực điện tử, cơ khí chính xác chủ yếu thu hút đầu tư các dự án FDI;lĩnh vực chế biến nông sản, đồ uống, thực phẩm tập trung vào dự án vốn DDI.

Thực tiễn các KCN của tỉnh hiện nay là bên cạnh các dự án của công ty Sam sung, Canon, Microsoft ,Foxconn…và các vệ tinh FDI đã quần tụ tại các KCN Yên phong, Quế võ,Vsip; thì các dự án của công ty sữa Vinamil, VinaSoy, Dabaco, Halico…phân bố vào các KCN Tiên Sơn, Đại Đồng -Hoàn Sơn; các dự án cơ khí, cơ điện tại các KCN Tiên Sơn,Thuận Thành,Quế Võ, Đại Đồng– Hoàn Sơn đã tạo ra hình ảnh và thương hiệu cho từng KCN, thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm bạn hàng và hợp tác, liên kết trong sản xuấtvà đổi mới sản phẩm. Sự phân công này tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới nhằm hướng đến KCN chuyên nghành thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến xử lý môi trường và thiết lập hệ thống quan trắc theo dõi, đánh giá môi trường.

Do vậy, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào CNHT tại Bắc Ninh cần được cụ thể hoá thông qua chương trình khuyến công khởi nghiệp và hỗ trợ đào tạo tuyển dụng tuyên truyền nội dung công tác cải tiến doanh nghiệp để tham gia hội nhập. Cử chuyên gia trợ giúp đánh giá doanh nghiệp để xác định nội dung cải tiến doanh nghiệp, trước hết lấy tiêu chuẩn của Sam sung làm tiêu chuẩn cơ bản và hỗ trợ hoạt động cải tiến; việc thực hành cải tiến không phải chỉ nhằm mục tiêu làm vệ tinh cho Sam sung mà sâu hơn là nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp Việt. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến công tỉnh thực hiện giới thiệu và kết nối các doanh nghiệp để hợp tác, trở thành nhà cung cấp của nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, rõ ràng Bắc Ninh cần quan tâm đẩy nhanh phát triển CNHT một cách thiết thực và có hiệu quả,vì vậy phải có sự định hướng và phân công từ quy hoạch phát triển vùng, từ đó xác định các bước đi và tiếp cận công nghệ hợp lý cho từng ngành. Xây dựng chính sách khuyến khích và giúp đỡ thiết thực cho doanh nghiệp Việt tham gia và phát triển theo chuỗi giá trị trước hết là cải tiến, đổi mới doanh nghiệp bằng cách tư vấn chỉ việc để doanh nghiệp chuyển động; có biện pháp thúc đẩy nhận thức và sự đồng thuận đổi mới doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tại những địa phương phát triển nhanh đội ngũ doanh nghiệp CNHT, nên thiết lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng theo hình thức công- tư, để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tham gia vào hoạt động sáng tạo.

Theo Trang thông tin điện tử Công nghiệp hỗ trợ